Bia tưởng niệm liệt sĩ an ninh T4

Thứ năm - 19/01/2023 03:15    Đã xem: 62
Bia tưởng niệm liệt sĩ an ninh T4
Bia tưởng niệm liệt sĩ an ninh T4


Sáng ngày 24/11/2003, tại Công viên Lãnh Binh Thăng (Quận 11), Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, Quận ủy và Ủy ban nhân dân Quận 11 đã tổ chức lễ khánh thành bia tưởng niệm 12 anh hùng liệt sĩ thuộc lực lượng vũ trang Khu Sài Gòn - Gia Đình (T4), bảo vệ an toàn Bộ Tư lệnh tiền phương 2 trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.
Tham dự buổi lễ có cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đại diện các ban ngành Thành phố và lãnh đạo Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận 11, Ngày 31-1-1968, để bảo vệ cho Bộ Tư lệnh tiền phương 2, Phân đội An ninh Võ trang T4 gồm 12 chiến sĩ được lệnh chốt tại Chợ Thiếc - Trường đua Phú Thọ để chiến đấu kim chân địch. Một trận đánh ác liệt không cân sức kéo dài suốt 7 ngày đêm, từ mùng 1 đến mùng 7 Tết Mậu Thân giữa 12 chiến sĩ ta với 2 tiểu đoàn biệt động quân cùng lực lượng cảnh sát dã chiến ngụy được xe tăng và máy bay chi viện... Các chiến sĩ đã chiến đấu kiên cường anh dũng, tiêu diệt 127 tên địch, bắn cháy 19 xe cơ giới (trong đó có 14 xe bọc thép), thu nhiều súng đạn,… và tất cả đã hy sinh khi còn rất trẻ.
L. Minh

 
LỰC LƯỢNG AN NINH T4 TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, cùng với quân và dân Khu Sài Gòn - Gia Định, lực lượng An ninh T4 đã chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần đánh bại cơ bản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của địch, tạo ra thế và lực mới cho cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Từ cuối năm 1967, Bộ Chính trị đã nhận định diễn biến cơ bản tình hình là ta ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động, tình hình cho phép ta có thể chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của ta sang thời kỳ mới thời kỳ giành thắng lợi quyết định, nếu địch không có thể phản công chiến lược thì ta tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Từ đó, Khu ủy Sài Gòn – Gia Định hạ quyết tâm động viên mọi lực lượng với khí thế và nỗ lực cao nhất để thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn; phát động quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền, tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận ngụy quân, đánh đổ chính quyền các cấp của địch.

Quán triệt những chủ trương của Bộ Chính trị, Trung ương Cục, Khu ủy, An ninh Khu Sài Gòn - Gia Định đã khẩn trương sắp xếp và bố trí lực lượng chỉ đạo các bộ phận: điệp báo, bảo vệ chính trị, bảo vệ nội bộ, trinh sát vũ trang, an ninh vũ trang... làm trong sạch địa bàn, bảo vệ khu căn cứ của ta, tăng cường mạng lưới thông tin liên lạc, năm chắc tình hình các mục tiêu quan trọng. Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, các ban, ngành an ninh phân khu đều có 2 bộ phận chỉ đạo: Bộ phận “xã hội hóa” ở hội đó, hoạt động công khai hợp pháp và một bộ phận ở căn cứ vùng ven hoặc vùng giải phóng.
Lúc này Ban lãnh đạo An ninh Sài Gòn - Gia Định được phân công và hai cánh quân chủ lực (cánh Nam và cánh Bắc). Các tiểu ban (E) trực thuộc An ninh khu theo sát Bộ Tư lệnh Tiền phương còn đại bộ phận được tổ chức thành các to, đội tham gia tấn công vào nội thành.
Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, trinh sát vũ trang nội đô đã khán trương phát triển lực lượng, tạo chỗ đứng chân cho lực lượng bên ngoài vào và phối hợp đánh các trận lớn hơn kẻ cá đánh phá các trụ sở của các cơ quan hành chính của địch, trụ sở các báo chí phản động, khách sạn, nhà hàng - nơi tập trung ăn uống của các phần tử gián điệp, phản động...
Bộ phận điệp báo cũng đã tiến hành xây dựng cơ sở bí mật, các hộp thư để phục vụ cho Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Bộ phận kỹ thuật đã sản xuất nhiều giấy tờ, căn cước, giấy miễn hoãn quân dịch của địch cung cấp cho cán bộ vào nội thành hoạt động, cung cấp “giấy tờ hợp pháp” cho lực lượng biệt động để tiến vào các mục tiêu trước giờ nổ súng. Ta đã nghiên cứu, sản xuất được “thẻ căn cước bọc nhựa” giả.
Lực lượng an ninh các phân khu đã tham gia tuyển chọn hàng ngàn tân binh, huy động hàng chục ngàn dân công ở các vùng giải phòng và các ấp chiến lược. Huy động quần chúng cách mạng ở Ba Thu (là căn cứ cách mạng của vùng Tây Nam Bộ, khoảng giữa hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, nay thuộc xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An), Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Thủ hỗ trợ các mũi tiến quân ở phía nam. Tổ chức hàng trăm tàu thuyền đưa đón cán bộ, bộ đội, vận chuyển vũ khí từ Ba Thu, Bến Lức (Long An) về Tân Tạo, Tân Nhật (Binh Chánh) cung cấp cho cánh quân chủ lực tiến vào nội đô Sài Gòn. Trực tiếp vận động nhân dân góp gạo, nấu bánh tiếp tế nuôi quân....
Cuối năm 1967, hầu hết Ban an ninh các cấp đã có kế hoạch toàn diện về công tác bảo vệ, bố trí lực lượng tham gia các mũi tiến công thị xã, thị trấn nhằm chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Ở các vùng ven Bình Tân, Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè, Thủ Đức, v.v. vùng căn cứ giải phóng Củ Chi, lực lượng an ninh địa phương đã tham gia công tác bổ sung lực lượng, dân công, tàu thuyền đưa đón cán bộ, vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược vào thành phố, các cán bộ điệp báo, trinh sát vũ trang bám trụ nội thành, giao liên vào nội thành xây dựng cơ sở, các hộp thư. Đây là mặt trận cam go, nguy hiểm khôn lường nhiều đồng chí giao liên đã hy sinh hoặc bị bắt, tù đày nhưng trong mọi hoàn cảnh, các chiến sĩ giao liên vẫn luôn đáp ứng được nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ tốt các trận đánh và dẫn đường cho quân ta tiến vào thành phố.
An ninh Khu Sài Gòn - Gia Định tăng cường hoạt động cho các cánh Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức, Dĩ An, Nhà Bè, Bình Tân. Tại nhiều xã giải phóng có từ 3 đến 5 đồng chỉ làm công tác an ninh gồm, 1 trưởng ban phụ trách chung và trực tiếp làm công tác bảo vệ Đảng, xây dựng cơ sở mặt trong tổ chức dịch ở địa phương, 1 phó ban phụ trách phong trào và công tác bảo vệ chính trị, cùng 2 ủy viên hỗ trợ giúp đỡ an ninh áp. Tăng cường một số bộ phận điệp báo, trinh sát vũ trang xuống các vùng xung yếu, từ đó lực lượng An ninh T4 và an ninh các phân khu đã góp phần tích cực trong công tác bảo vệ Đảng, các ban ngành đoàn thể cách mạng, bảo vệ kho tàng, di chuyển đóng quân và bảo vệ các mũi tiến công, các đường dây giao thông liên lạc, giữ vững và phát triển các làm chính trị sắt đô thị. Phá vụ nội gián ở Thành Đoàn, tiêu diệt tên Nguyễn Xuân Chữ - Bộ trưởng Chiến tranh tâm lý. chính quyền Sài Gòn. Trong trận chiến đấu với một trung đội Mỹ đánh vào áp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, lực lượng điệp báo đã làm tốt vai trò cung cấp thông tin, dự báo quy mô tấn công của địch, để lãnh đạo Khu chỉ đạo lực lượng trinh sát vũ trang, an ninh vũ trang cùng các lực lượng du kích chiến đấu ngoan cường tiêu diệt 27 tên địch, phá hủy 4 xe M113.
Tháng 12-1967, đồng chí Ba Mẫu phụ trách hậu căn trinh sát vũ trang đã tổ chức chuyển hàng trăm khẩu súng AK, K54, hàng tạ thuốc nổ và một số hỏa tiễn H12 từ căn củ địa Củ Chi qua cầu Bến Lức đến Hàm Tử, đưa vào cắt giấu ở chợ Hòa Bình (Quận 5). Trên khắp các nẻo đường thủy bộ, mọi phương tiện từ xe du lịch, xe honda, ghe thuyền, xe tải chở gỗ được ngụy trang chở vũ khí vào nội thành. Bên cạnh công tác vận chuyển vũ khí, lực lượng An ninh T4 đã tổ chức đưa đón nhiều cán bộ vào nội thành an toàn.
Phối hợp, hiệp đồng cùng với các đơn vị, mở màn cho đợt tấn công của lực lượng An ninh T4, bộ phận điệp báo đã điểm hóa làm hiệu lệnh tấn công.
Phân đội an ninh vũ trang gồm 12 cán bộ, chiến sĩ, có nhiệm vụ bí mật đưa bộ phận Bộ Tư lệnh Tiền phương II luồn sâu vào trung tâm thành phố, dưới sự dẫn đường của nữ giao liên Đoàn Lê Phong, luôn qua nhiều đồn bốt địch, bí mật áp sát trường đua Phú Thọ, chợ Thiếc an toàn. Tuy nhiên, do bị địch phát hiện, nên đoàn chỉ để lại phân đội an ninh vũ trang với nhiệm vụ kiềm chân và tiêu diệt địch, bảo vệ các đồng chí cán bộ chuyển ra khu vực an toàn. Hơn 7 ngày chiến đấu, 12 cán bộ, chiến sĩ phân đội An ninh vũ trang 14, đã anh dũng hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho Bộ Tư lệnh Tiền phương II.
Hai đội trinh sát vũ trang mới thành lập được giao nhiệm vụ phối hợp với các tiểu đoàn mũi nhọn đánh chiếm Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn và Nha cảnh sát do thành. Đội 1 gồm 15 đồng chỉ, được giao nhiệm vụ đi cùng các tiểu đoàn tiền phương 2 tấn công Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn. Trên đường tiến quân từ sông Vàm Cỏ Đông vào nội thành. Đội 1 đụng độ với quân địch, diệt 37 cảnh sát. Mặc dù một số bị thương vong và bị bắt nhưng trong 3 đêm đã diệt 28 tên, 1 trung đội, đánh tiêu hao 1 đại đội địch. Đội 2 có 24 đồng chí, có nhiệm vụ tiến công Nha cảnh sát đô thành theo hướng Phú Thọ Hòa. Bị địch chặn lại, Đội đã phối hợp với các cảnh quân khác (Đoàn 10) và lực lượng nổi dậy tại chỗ diệt ác trừ gian, trừng trị 25 cảnh sát mật vụ, diệt 1 đại đội địch, bắn cháy 8 xe M113, bắn rơi 2 trực thăng.
Phối hợp với các mũi tiến công, một đơn vị an ninh vũ trang do đồng chí Năm Nón chỉ huy phối hợp với lực lượng địa phương tiến vào quận 7, đánh địch ở Cầu Sập.
Một đơn vị trinh sát vũ trang do đồng chí Sáu Hạnh, Tư Hưng chỉ huy tiến công vào biệt thự số 80 Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo), quân ta đã tiêu diệt 11 cảnh sát, 2 biệt động quân, bắn cháy 1 xe bọc thép, 2 xe tuần tiễu. Mục tiêu ban đầu được xác định là nhà Nguyễn Văn Thiệu, nhưng do điều nghiên không chính xác (thực ra là Tòa Đại sứ Philippin).
Qua đợt 1, lực lượng An ninh T4 đã diệt 348 sinh lực địch, trong đó 102 tên cảnh sát có nhiều nợ máu, góp phần phá thế kìm kẹp của địch, làm cho nội bộ địch hoang mang lo sợ. Riêng ở nội đô ta đã đánh 22 trận lớn nhỏ, cảnh cáo tại chỗ 35 tên, vận động rã ngũ 15 tên.
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đợt 1, phần lớn cơ sở điệp báo, an ninh khu vực, lực lượng trình sát vũ trang bị lộ và bị bắt hàng loạt. Quán triệt chủ trương của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, số cán bộ an ninh hoạt động hợp pháp trong vùng địch kiên trì bám trụ, dựa vào quần chúng vừa đánh địch vừa củng cố gây dựng lại tổ chức, từng bước tăng cường quân số và trang bị vũ khí, phương tiện công tác và chiến đấu. Nắm vững phương châm “đánh sâu, đánh hiểm, đánh trúng đối tượng”, lực lượng trinh sát vũ trang nội đô và lực lượng điệp báo An ninh T4 đẩy mạnh công tác tấn công chính trị bằng cách gửi truyền đơn cho cảnh sát và khóm trường làm cho chúng hoang mang lo sợ, trút bỏ cảnh phục.
Tháng 5-1968, nhiều đơn vị vũ trang thuộc An ninh T4 đã phối hợp với các phân khu chiến đấu anh dũng tiếp tục tấn công nhiều mục tiêu trên toàn Khu Sài Gòn - Gia Định. Lực lượng an ninh các huyện cũng phối hợp với bộ đội địa phương và du kích tổ chức tấn công địch và hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy. Thông qua phong trào quần chúng “bảo mật phòng gian" kết hợp với nhiều biện pháp nghiệp vụ, lực lượng An ninh T4 đã phát hiện hàng trăm vụ nội gián, bắt và trừng trị nhiều tên.
Trên mặt trận liên lạc kỹ thuật, bộ phận cơ yếu ngày đêm giữ vững mạng liên lạc mật mã được thông suốt giữa an ninh Sài Gòn - Gia Định với Khu ủy và Trung ương Cục. Cán bộ cơ yếu an ninh Sài Gòn - Gia Định hoạt động và chiến đấu ở nhiều địa bàn khác nhau, đã mưu trí, dũng cảm bảo vệ tài liệu, mật mã bí mật an toàn. Công tác phòng gian bảo mật, đặc biệt là giữ bí mật về ý đồ chiến lược của Đảng được tuân thủ nghiêm ngặt các kế hoạch bảo vệ tài liệu, bảo vệ tổ chức cán bộ được tiến hành ở tất cả các cấp.
Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng An ninh T4 cùng với quân và dân khu Sài Gòn - Gia Định đã tiêu diệt và làm tan rã một số lượng lớn sinh lực địch và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Lực lượng ta phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, thu được nhiều kinh nghiệm quý báu, nhất là trong việc đánh giá địch và ta. Vùng giải phóng được mở rộng, quyền làm chủ của nhân dân được củng cố và phát triển. Từ đó tạo ra thế và lực mới cho cách mạng miền Nam tiến tới thắng lợi cuối cùng.
Trung tướng Lê Đông Phong
Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Giám đốc Công an TPHCM


 
12 ANH HÙNG LIỆT SĨ BẢO VỆ AN TOÀN BỘ TƯ LỆNH TIỀN PHƯƠNG 2 TRONG CHIẾN DỊCH XUÂN MẪU THÂN 1968
 
- Phạm Minh Trung, sinh năm 1943, quê Bến Tre - Trung đội trưởng, dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú.
- Lê Văn Tăng, sinh năm 1946, quê Bà Điểm, Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh - Trung đội phó, dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú.
- Phạm Văn Lợi, sinh năm 1942, quê Trảng Bàng, Tây Ninh, Trung đội phó.
- Lê Văn Thìn, sinh năm 1939, quê Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh - Trung đội phó.
- Lê Văn Ngọc, sinh năm 1944, quê Long An - Trung đội phó.
- Bùi Văn Đức, sinh năm 1945, quê Tây Ninh - Tiểu đội trưởng.
- Nguyễn Văn Danh, sinh 1976, quê Gò Công, Tiền Giang - Tiểu đội trưởng.
- Nguyễn Hoàng Ân, sinh năm 1943 quê Gò Công Tiền Giang.
- Ngô Văn Bạch, sinh năm 1940, quê Cà Mau.
- Nguyễn Văn Chụp, sinh năm 1947, quê Cà Mau.
- Bùi Văn Tám, sinh năm 1945, quê Chợ Đệm, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Minh Hoàng (Hòa), sinh năm 1945, quê Bình Dương.

Tác giả: Trích “Sổ tay địa chỉ đỏ” Quận Đoàn 11

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

slide_right
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây