Thông tin về đăng ký tham gia Chương trình Bình ổn thị trường năm 2023 – 2024 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ nhật - 29/01/2023 22:37    Đã xem: 40

Nhằm thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường năm 2023 – 2024 trên địa bàn Quận 11, Phòng Kinh tế quận triển khai và trân trọng kính mời Quý doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình; cụ thể như sau:
1. Thời gian thực hiện
- Thời gian: từ ngày 01 tháng 4 năm 2023 đến ngày 31 tháng 3 năm 2024.
- Địa điểm:
+ Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hỗ trợ các tỉnh, thành Đông – Tây Nam bộ triển khai thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường tại các địa phương.
2. Nhóm mặt hàng bình ổn thị trường
- Các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu: gạo, lương thực khô, đường ăn, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản (chế biến, tươi sống), gia vị (nước mắm, nước tương, bột nêm, tương ớt…), sữa (sữa tươi, sữa bột, sản phẩm từ sữa…).
- Các mặt hàng phục vụ học tập: tập vở, cặp, ba lô, túi xách học sinh, giày dép học sinh, đồng phục học sinh, dụng cụ học tập.
3. Hình thức tham gia thực hiện Chương trình:
- Tham gia cung ứng hàng hóa: doanh nghiệp có ngành nghề, chức năng sản xuất, kinh doanh các nhóm mặt hàng thực hiện bình ổn thị trường (gọi tắt là doanh nghiệp cung ứng)
- Tham gia phân phối hàng hóa: doanh nghiệp có ngành nghề, chức năng phân phối, bán lẻ (gọi tắt là doanh nghiệp phân phối).
4. Quy chế thực hiện Chương trình:
Quy định cụ thể tại Quyết định số 4556/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế triển khai Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
* Về điều kiện tham gia:
Điều kiện doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình
1. Điều kiện chung:
a) Doanh nghiệp có chức năng hoạt động phù hợp với hình thức tham gia Chương trình; có năng lực, kinh nghiệm, uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
b) Doanh nghiệp tự nguyện đăng ký tham gia Chương trình, có phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, đáp ứng quy chê của Chương trình; cam kêt có tình hình tài chính lành mạnh.
2. Doanh nghiệp cung ứng:
a) Điều kiện bắt buộc: có năng lực huy động nguồn hàng (sản xuất, kinh doanh...), cung ứng ra thị trường ổn định, xuyên suốt trong thời gian thực hiện Chương trình với sản lượng tương đương hoặc vượt sản lượng đăng ký tham gia Chương trình của doanh nghiệp.
b) Điều kiện ưu tiên:
- Có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị - công nghệ sản xuất hiện đại và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
- Có hệ thống phân phối, đại lý hoạt động ổn định trên địa bàn Thành phố.
- Có phương tiện vận chuyển phục vụ phân phối hàng hóa và bán hàng lưu động theo yêu cầu của Chương trình.
3. Doanh nghiệp phân phối:
a) Điều kiện bắt buộc:
- Trực tiếp vận hành hệ thống mạng lưới điểm bán hàng hoạt động ôn định trên địa bàn Thành phố (tối thiểu 02 siêu thị hoặc 12 cửa hàng trở lên) hoặc trực tiếp vận hành trang thương mại điện tử. 
- Có phương án phân phối sản phẩm bình ổn thị trường liên tục, ổn định trong thời gian tham gia Chương trình.
b) Điều kiện ưu tiên: có phương tiện vận chuyển phục vụ phân phối hàng hóa và bán hàng lưu động theo yêu cầu của Chương trình.
4. Tổ chức tín dụng:
a) Tự nguyện đăng ký cung cấp tín dụng với chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn vay để thực hiện Chương trình.
b) Có phương án, quy trình cho vay cụ thê, đúng quy định, đặc thù, rút gọn, áp dụng riêng đối với doanh nghiệp tham gia Chương trình trên tinh thần hỗ trợ.
*Về quyền lợi của doanh nghiệp tham gia Chương trình
1. Được yêu cầu các sở, ngành, ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận huyện ưu tiên tập trung hỗ trợ, xử lý khó khăn, vướng mắc... phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa các mặt hàng bình ôn thị trường và đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
2. Được ưu tiên hỗ trợ lãi vay theo Chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố đối với các dự án tham gia Chương trình bình ổn thị trường thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định.
Được hỗ trợ xây dựng các chuỗi cung ứng bền vững từ đầu tư vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất đến tiêu thụ.
Được hỗ trợ kết nối, ưu tiên giới thiệu mặt bằng để đầu tư mở rộng sản xuất và phát triển hệ thống phân phối phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố.
Được ưu tiên kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp để tiếp cận các khoản vay, gói tín dụng ưu đãi, vay vốn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển hệ thông phân phôi và dự trữ hàng hóa cung ứng phục vụ bình ôn thị trường Thành phố xuyên suốt thời gian thực hiện Chương trình.
Được hỗ trợ vận chuyển hàng bình ổn thị trường theo quy định tại Điều 10 Quy chế này.
Được xem xét hồ trợ kinh phí tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ, kết nối cung cầu... có sử dụng ngân sách Thành phô.
Được hỗ trợ xác nhận khuyến mại giảm giá theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.
Được sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu Chương trình Bình ổn thị trường theo quy định tại Điều 11 Quy chế này.
Được ưu tiên giới thiệu, quảng bá trên các phương tiện truyền thông.
Được xét khen thưởng quá trình tham gia Chương trình khi tổng kết quá trình thực hiện nhằm động viên, khuyến khích doanh nghiệp tham gia chương trình.
Doanh nghiệp cung ứng được hồ trợ phân phối hàng hóa bình ổn thị trường theo quy định tại Điều 7 Quy chế này.
Tổ chức tín dụng được kết nối cho vay, tài trợ vốn và cung cấp dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp uy tín, quy mô lớn tham gia Chương trình.
Được đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay của các Tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn.
*Nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia Chương trình
1. Trách nhiệm chung của doanh nghiệp tham gia Chương trình:
a) Thực hiện đúng cam kết của đơn vị, quy định của Chương trình theo Quy chế này và kế hoạch triến khai Chương trình của Sở Công Thương.
b) Chủ động triến khai thực hiện Chương trình, kịp thời báo cáo Sở Công Thương khi có phát sinh khó khăn, vướng mắc đế kịp thời hỗ trợ.
c) Tích cực đồng hành cùng Thành phố tham gia phối hợp thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường tại các tỉnh, thành Đông - Tây Nam bộ.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung ứng:
a) Tổ chức huy động, cung ứng hàng hóa theo quy định nêu tại Điều 6 Quy chế này.
b) Tổ chức phân phối sản phẩm bình ổn thị trường theo quy định nêu tại Điều 7 Quy chế này.
c) Đăng ký Giá, tổ chức thực hiện theo quy định nêu tại Điều 9 Quy chế này.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp phân phối:
a) Tổ chức phân phối hàng bình ổn thị trường theo quy định nêu tại Điều 7 Quy chế này.
b) Tham gia phân phối nhiều loại sản phẩm bình ổn thị trường; ưu tiên phân phối toàn bộ danh mục sản phẩm của Chương trình.
c) Tích cực đầu tư, phát triển mạng lưới điểm bán hàng bình ổn thị trường; chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực quận ven, huyện ngoại thành...
d) Tham gia hiệp thương giá, thực hiện niêm yết giá, bán đúng giá bình ổn thị trường theo quy định nêu tại Điều 9 Quy chế này.
4. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng
Phối hợp với các tổ chức có liên quan để xác thực, nhận diện doanh nghiệp tham gia Chương trình khi cấp tín dụng ưu đãi.
5. Đăng ký tham gia
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia: đến hết ngày 24/02/2023.
- Hồ sơ gởi trực tiếp Sở Công Thương, 163 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM; đồng thời gởi email: binhonthitruong@tphcm.gov.vn (bản scan), tên tiêu đề: “Đăng ký BOTT 2023: [Tên đơn vị]”.
- Thành phần hồ sơ:
STT Thành phần hồ sơ Doanh nghiệp cung ứng Doanh nghiệp phân phối Ghi chú
1 Giấy đăng ký tham gia Chương trình Bình ổn thị trường Mẫu 1 Mẫu 1  
2 Danh sách điểm bán hàng, hệ thống đại lý Mẫu 2 Mẫu 2  
3 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế x x Doanh nghiệp BOTT 2022 – 2023 chỉ nộp khi có thay đổi
4 Hồ sơ giới thiệu năng lực của đơn vị x x
5 Thuyết minh phương án tạo nguồn hàng x  
6 Thuyết minh phương án phân phối hàng hóa   x
7 Hồ sơ chứng minh uy tín doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm… (nếu có) x x
8 Bản sao báo cáo tài chính hoặc báo cáo thuế năm 2021, năm 2022 x x  
9 Hồ sơ đăng ký giá Mẫu 3 Mẫu 3  

Thông tin chi tiết: website www.congthuong.hochiminhcity.gov.vn, Phòng Quản lý Thương mại - Sở Công Thương, điện thoại: 028.3829.1670.
Mọi thắc mắc về Chương trình có thể liên hệ điện thoại: 0909.755722 – Ông Trần Ninh Đông – Phó Trưởng phòng Kinh tế quận 11, hoặc 0938.122988 – Ông Nguyễn Đắc Thắng – Chuyên viên Phòng Kinh tế quận 11.
(Đính kèm Quyết định số 4556/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế triển khai Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Biểu mẫu đăng ký).
Tải biểu mẫu

Tác giả: Phòng Kinh tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

slide_right
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây