SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
3
8
5
1
0
8
Tin tức sự kiện 20 Tháng Chín 2016 11:15:00 SA

Kính trọng người cao tuổi - Đạo lý dân tộc ngàn đời

Việt Nam là một đất nước ngàn năm văn hiến, truyền thống kính trọng người già cả đã có từ lâu đời. Người Việt Nam ta thường hãnh diện là gia đình có phúc khi có cha mẹ, ông bà trường thọ sống cùng con cháu đến 4, 5 đời gọi là “Tứ đại đồng đường”, Ngũ đại đồng đường. Truyền thống kính trọng ông bà, người cao tuổi thực sự là một nét đẹp trong đạo lý Việt Nam.

Đã từ lâu, trong dân gian, câu tục ngữ kính già, già để tuổi cho” vừa hiển thị một lời khuyên răn dạy dỗ, vừa biểu thị một phương châm xử thế trong gia đình và ngoài xã hội. Việc kính trọng người cao tuổi trước hết bắt đầu ngay từ trong gia đình là kính trọng cha mẹ già, người đã sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục con cái nên người. Câu ca dao thấm đượm tình cảm mênh mang nhớ công ơn:

                                  “Cây khô chưa dễ mọc chồi

                                   Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta

                                   Non xanh bao tuổi mà già,

                                   Bởi vì sương tuyết mà ra bạc đầu”

hay:

                                  Mẹ già như chuối ba hương

                                   Như xôi nếp một như đường mía lau”

Việc kính trọng người cao tuổi không chỉ là một thuần phong mỹ tục trong nhân dân, mà trước đây cũng đã được chính quyền phong kiến thể chế hóa bằng văn bản pháp luật. Lệ định lên lão từ tuổi 60 trở lên, được miễn tất cả các sưu sai tạp dịch đã có từ thời nhà Trần. Vua Trần Nhân Tông đã mời các bô lão đến Hội nghị Diên Hồng để hỏi ý kiến nên đánh hay nên hòa trước xâm lược của quân Nguyên Mông là một biểu hiện kính trọng, tin tưởng ở sự sáng suốt của người cao tuổi, và là để tập hợp khối đoàn kết toàn dân do những người cao tuổi đứng đầu.

Ngày nay, dân số nước ta hơn 90 triệu người, trong đó lớp người cao tuổi tnh từ 60 tuổi trở lên vào khoảng  trên 10% (khoảng 10 triệu người). Hiến pháp nước ta có Điều 64 và Bộ Luật Hôn nhân gia đình có Điều 22 và 27, Luật Tố tụng hình sự có Điều 38, Điều 70 và Điều 147 nhằm bảo vệ người cao tuổi. Hội người cao tuổi đã được thành lập khắp thôn xóm nhằm tập hợp người cao tuổi để phổ biến những kiến thức cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ đời sống tinh thần và vật chất cho người cao tuổi, ngoài ra còn có nhiều Câu lạc bộ dưỡng sinh đang hoạt động ở các thành phố. Việc phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng của Nhà nước và các cơ quan đoàn thể gần đây đã thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn, săn sóc và kính trọng người cao tuổi của dân tộc ta. Nhiều người cao tuổi còn hăng hái rèn luyện chống lại bệnh tật, nâng cao sức khỏe, sống lạc quan thoải mái, vẫn cống hiến cho xã hội, là những gương sáng con cháu trong nhà và tầng lớp thanh niên noi theo. Tuy vậy, trong xã hội ta hiện nay vẫn còn có một số rất ít hiện tượng bạc đãi người già trong gia đình, coi cha mẹ, ông bà già trong nhà là người vô dụng, “hết xài, ăn bám, là cụ khốt già lẩm cẩm… Những hiện tượng này cần được các phương tiện thông tin và các cấp chính quyền, đoàn thể, thôn xóm lên án và có hình phạt xứng đáng để răn đe những kẻ thiếu đạo đức nhằm phát huy truyền thống kính trọng người cao tuổi của dân tộc.

 


Số lượt người xem: 7476    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA