SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
5
0
6
3
0
3
Tin tức sự kiện 05 Tháng Chín 2015 9:40:00 SA

Tiền Việt Nam và cách nhận biết

Tiền giả là một vấn nạn mà bất cứ quốc gia nào cũng phải đối mặt. Cùng với sự phát triển của công nghệ sao chụp và xử lý hình ảnh, kỹ thuật làm tiền giả của bọn tội phạm ngày càng tinh vi hơn. Bên cạnh đó, thủ đoạn buôn bán, tiêu thụ tiền giả của bọn tội phạm ngày càng phức tạp.

Dù tiền giả có tinh vi đến đâu cũng chỉ gần giống tiền thật về hình thức, không có các yếu tố bảo an hoặc có làm giả một số yếu tố nhưng không tinh xảo và có thể nhận biết được một cách dễ dàng. Tiền Polymer Việt Nam bao gồm 6 mệnh giá từ 10.000 đồng đến 500.000 đồng, có nội dung và các đặc điểm bảo an như sau:

Về nội dung cơ bản:

- Mặt trước: hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; Quốc huy; dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”; mệnh giá bằng số và chữ; hoa văn trang trí.

- Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”; mệnh giá bằng số và chữ; phong cảnh hoặc công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa; hoa văn trang trí.

Về đặc điểm bảo an cơ bản:

- Hình bóng chìm.

- Dây bảo hiểm.

- Hình định vị.

- Yếu tố in lõm (nét in nổi).

- Mực đổi màu - OVI (mệnh giá 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng)

- Hình ẩn nổi (mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng và 200.000 đồng).

- IRIODIN (dải màu vàng lấp lánh).

- Cửa sổ lớn có số mệnh giá dập nổi.

- Cửa sổ nhỏ có yếu tố hình ẩn - DOE (mệnh giá 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng)

- Màng chữ siêu nhỏ.

- Mực không màu phát quang khi soi dưới đèn cực tím.

- Số seri phát quang khi soi dưới đèn cực tím.

Lưu ý: Mệnh giá khác nhau có thiết kế đặc điểm bảo an khác nhau về vị trí, hình dạng. Ví dụ như cửa sổ lớn ở mệnh giá 500.000 đồng có hình hoa sen cách điệu, ở mệnh giá 100.000 đồng có hình bút lông trên nghiên mực. Người tiêu dùng không nắm được các đặc điểm bảo an của tiền thật, không kiểm tra tiền khi giao dịch thì vẫn có thể là nạn nhân tiềm tàng của tội phạm về tiền giả.


Số lượt người xem: 3450    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA