SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
3
2
8
3
6
5
Tin tức sự kiện 27 Tháng Tư 2015 2:00:00 CH

Tổ chức tập huấn công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2015

Ngày 08/11/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 gồm sáu nhiệm vụ sau:

1/ Cải cách thể chế.

2/ Cải cách thủ tục hành chính.

3/ Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

4/ Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

5/ Cải cách tài chính công.

6/ Hiện đại hóa hành chính.

Nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Thẩm quyền quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm các cơ quan sau:

1/ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định tên gọi, trình tự thực hiện, hồ sơ, thời hạn thực hiện, đối tượng thực hiện, cơ quan giải quyết, kết quả thực hiện và yêu cầu, điều kiện.

2/ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định biểu mẫu và yêu cầu, điều kiện dưới dạng quy chuẩn kỹ thuật

3/ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cách thức thực hiện; phí, lệ phí.

Thẩm quyền theo phân cấp hoặc ủy quyền:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thủ tục hành chính hoặc bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính theo ủy quyền hoặc phân cấp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Kiểm soát thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm đảm bảo tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.

Nội dung của kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm:

1/ Kiểm soát về quy định (thông qua quy định về đánh giá tác động của thủ tục hành chính, quy trình thẩm định nội dung quy định về thủ tục hành chính tại Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật).

2/ Kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính (công bố thủ tục hành chính, công khai thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính, kiểm tra việc thực hiện).

3/ Tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính.

4/ Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong các văn bản quy phạm pháp luật để đề nghị sửa đổi, bổ sung thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ.

5/ Thông tin, báo cáo về tình hình thực hiện thủ tục hành chính.

Để giúp cho lãnh đạo, cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân các phường và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị; Phòng Tư pháp quận đã tổ chức tập huấn các nội dung nêu trên cho lãnh đạo, cán bộ, công chức của các cơ quan đơn vị.


Số lượt người xem: 3474    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA