SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
3
1
2
3
3
1
Tin tức sự kiện 02 Tháng Hai 2015 9:30:00 SA

Phòng Tư pháp quận 11 triển khai phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình

Thực hiện kế hoạch của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận về việc cập nhật kiến thức pháp luật cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận và các  phường, các cơ quan, ban ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quận, phường;

 Vừa qua, Phòng Tư pháp quận đã triển khai giới thiệu, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Hôn nhân và gia đình, Nghị định 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2015. Bãi bỏ Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số; Điều 2 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực; Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/03/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ các quy định về hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực chữ ký người dịch, chứng thực bản sao giấy tờ, giấy tờ đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài và lệ phí được tiếp tục áp dụng đến khi Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Hộ tịch có hiệu lực.

Hồ sơ yêu cầu đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; cấp Giấy xác nhân tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/03/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Theo quy định tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP, các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ, đó là:

1/ Kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình quy định nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên).

2/ Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

3/ Cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo.

4/ Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi bốn đời trở lên. Tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cấm “kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, me vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.

5/ Nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ.

6/ Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái.

a/ Chế độ phụ hệ:

Khi ly hôn, nếu do người vợ yêu cầu ly hôn thì nhà gái phải trả lại nhà trai toàn bộ đồ sính lễ và phí tổn khác; nếu do người chồng yêu cầu ly hôn thì nhà gái vẫn phải trả lại nhà trai một nữa đồ sính lễ. Sau khi ly hôn, nếu người phụ nữ kết hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì. Sau khi cha, mẹ ly hôn, con phải theo cha.

Khi người chồng chết, người vợ góa không có quyền hưởng phần di sản của người chồng quá cố để lại. Nếu người vợ góa tái hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì.

Khi người cha chết, chỉ các con trai có quyền còn các con gái không có quyền hưởng phần di sản của người cha quá cố để lại.

b/ Chế độ mẫu hệ:

Người con bị bắt buộc phải mang họ của người mẹ.

Khi người vợ chết, người chồng góa không có quyền hưởng phần di sản của người vợ quá cố để lại và không được mang tài sản riêng của mình về nhà.

Khi người mẹ chết, chỉ các con gái có quyền còn các con trai không có quyền hưởng phần di sản của mẹ quá cố để lại.

Sau khi ở rể, người con rể bị “từ hôn” hoặc sau khi ăn hỏi, nhận đồ sính lễ, người con trai bị “từ hôn” thì không được bù trả lại.

7/ Không kết hôn giữa người thuộc dân tộc này với người thuộc dân tộc khác và giữa những người khác tôn giáo.

Theo quy định của Nghị định 126/2014/NĐ-CP, các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng, đó là:          

1/ Chế độ hôn nhân đa thê.

2/ Kết hôn giữa những người có dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời (Khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.

3/ Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ.

4/ Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng, ché… để dẫn cưới).

5/ Phong tục “nối dây”: Khi người chồng chết, người vợ góa bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người chồng góa bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố.

6/ Bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông góa vợ, nếu kết hôn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ.

7/ Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn.


Số lượt người xem: 4062    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA