SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
5
0
1
3
5
9
Tin tức sự kiện 27 Tháng Giêng 2014 9:40:00 SA

Đổi mới công tác cai nghiện ma túy

Ngày 27/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2596/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020. Mục tiêu chung của Đề án: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe nhân dân; hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

Mục tiêu cụ thể:

a/ Giai đoạn đến năm 2015

- Nâng cao nhận thức của các cấp Ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 80% cán bộ chính quyền các cấp và 60% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghiện.

- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 80% cán bộ tham gia công tác dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo kiến thức cơ bản về điều trị nghiện; 50% cán bộ làm công tác tư vấn về dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo và được cấp chứng chỉ; 80% cán bộ y tế công tác tại các cơ sở điều trị nghiện có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ theo quy định về điều trị nghiện.

- Nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ 35% (tương đương 63.000 người/180.783 người) hiện nay lên 70% vào năm 2015. Trong đó, giảm tỷ lệ điều trị bắt buộc tại Trung tâm từ 63% hiện nay xuống 20% vào năm 2015.

- Tăng tỷ lệ người nghiện hòa nhập cộng đồng có việc làm từ 40% hiện nay lên 50%.

b/ Giai đoạn 2016 - 2020

- Nâng cao nhận thức của các cấp Ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 100% cán bộ chính quyền các cấp và 80% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghiện.

- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 90% cán bộ tham gia công tác dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo kiến thức cơ bản về điều trị nghiện; 100% cán bộ làm công tác tư vấn về dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo và được cấp chứng chỉ; 100% cán bộ y tế công tác tại các cơ sở điều trị nghiện có đầy đủ văn bằng chứng chỉ theo quy định về điều trị nghiện.

- Nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý (ước tính dự báo đến năm 2020 khoảng 250.000 người) từ 70% vào năm 2015 lên 90% vào năm 2020 (tương đương 225.000 người) trong đó giảm tỷ lệ điều trị bắt buộc tại Trung tâm từ 20% vào năm 2015 xuống còn 6% vào năm 2020.

- Tăng tỷ lệ người nghiện hòa nhập cộng đồng có việc làm từ 50% vào 2015 lên 70%.

Theo đó, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn số 388/VP-VX ngày 15/01/2014 yêu cầu các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an thành phố, Sở Y tế,… tham mưu để Ủy ban nhân dân thành phố triển  khai thực hiện đề án nói trên trong quý I/2014.


Số lượt người xem: 5489    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA