SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
3
6
6
1
2
2
Tin tức sự kiện 23 Tháng Sáu 2013 3:30:00 CH

Tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Hỏi: Những nguyên tắc cơ bản cuả chế độ hôn nhân và gia đình?

Đáp: Có 6 nguyên tắc cơ bản:

1/ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2/ Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3/ Vợ chồng có nghiã vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

 4/ Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

5/ Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

6/ Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

 

Hỏi: Việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ra sao?

Đáp: Việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình được luật quy định như sau:

1/ Quan hệ hôn nhân và gia đình thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2/ Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi.

Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình.

3/ Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

 

Hỏi: Chế độ hôn nhân và gia đình là gì?

Đáp: Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghiã vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, con nuôi, giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

 

Hỏi: Kết hôn là gì?

Đáp:Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

 

Hỏi: Kết hôn trái pháp luật là gì?

Đáp: Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định.

 

Hỏi: Tảo hôn là gì?

Đáp: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.

 

Hỏi: Cưỡng ép kết hôn là gì?

Đáp: Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ.

 

Hỏi: Hôn nhân là gì?

Đáp: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.

 

Hỏi: Thời kỳ hôn nhân là gì?

Đáp: Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.

 

Hỏi: Ly hôn là gì?

Đáp: Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng.

 

Hỏi: Cưỡng ép ly hôn là gì?

Đáp: Cưỡng ép ly hôn là hành vi buộc người khác phải ly hôn trái với nguyện vọng của họ.

 

Hỏi: Gia đình là gì?

Đáp: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

 

Hỏi: Cấp dưỡng là gì?

Đáp: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định cuả Luật Hôn nhân và gia đình.

 

Hỏi: Những người cùng dòng máu về trực hệ gồm những ai?

Đáp: Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại;

 

Hỏi: Những người có họ trong phạm vi ba đời là gồm những ai?

Đáp: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba.


Số lượt người xem: 15226    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA