SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
2
9
9
0
6
6
Tin tức sự kiện 12 Tháng Mười Hai 2012 4:45:00 CH

Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Truyền thống dựng nước, đóng góp vào việc mở rộng cõi bờ đoàn kết thống nhất dân tộc là truyền thống lâu đời của nhân dân ta đã trải qua hàng nghìn năm. Bên cạnh công lao của cả dân tộc, của những người đàn ông với vai trò là những nhà chính trị, quân sự, binh lính... thì công lao của phụ nữ Việt Nam không hề thua kém. Giai đoạn đầu thời kỳ độc lập tự chủ của quốc gia Đại Việt, trước nhu cầu sống còn của dân tộc, nhiệm vụ đặt ra là phải mở rộng cõi bờ, đoàn kết các tộc người để chống lại sự xâm lược, xâm lấn của các thế lực bên ngoài. Nhiệm vụ có ý nghĩa lịch sử ấy không chỉ được giao phó cho những người đàn ông mà cả những phụ nữ. Lịch sử đã ghi nhận sự hy sinh của những công chúa thời Lý, thời Trần đã chịu hy sinh rời bỏ nơi kinh kỳ đến vùng xa lạ làm vợ các tù trưởng, các quân vương láng giềng. Công chúa Trường Ninh nhà Lý kết hôn cùng Châu mục Thương Oai Hà Thiện Lãm (năm 1036), công chúa Thiều Dung con vua Lý Anh Tông kết duyên cùng Châu mục Phú Lương là Dương Tự Minh (năm 1144); công chúa Huyền Trân nhà Trần lấy Chế Mân - vua Chămpa (năm 1306) để góp phần mở rộng bờ cõi tạo thêm thế và lực cho đất nước. Thời các chúa Nguyễn, cuộc hôn nhân của quận chúa Hoàng Ánh với vua Chân Lạp thế kỷ XVII đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt vào khai thác vùng đồng bằng Nam Bộ. Cuộc hôn nhân giữa Mạc Cửu - một lưu dân gốc Hoa với người vợ Việt đã giúp ông đi đến quyết định sáp nhập vùng Mang Khảm (Hà Tiên - Phú Quốc) lãnh địa do ông khai khẩn vào bản đồ Đàng Trong của nước ta. Điều này cần được ghi nhận như những đóng góp thầm lặng của phụ nữ cho dân tộc, cho đất nước mà lớp bụi thời gian đã làm mờ đi. Những cuộc hôn nhân chính trị không chỉ làm tăng thêm thế và lực cho đất nước mà còn tăng cường sự cố kết dân tộc, góp phần thống nhất dân tộc trải qua các cuộc phân tranh, cát cứ của các thế lực phong kiến. Cuộc hôn nhân của công chúa nhà Lê với người anh hùng “áo vải cờ đào” Nguyễn Huệ (sau này là Hoàng đế Quang Trung) mang ý nghĩa như vậy.


Số lượt người xem: 3965    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA