SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
3
7
9
5
5
7
Tin tức sự kiện 29 Tháng Chín 2012 10:55:00 SA

Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch

Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch: Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a/ Xác nhận các sự kiện: Sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;

b/ Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào Sổ hộ tịch các việc: Xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.

Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác. Đây là công việc hiện nay thành phố, quận và phường đã và đang làm.

Hiện nay dự thảo Luật Hộ tịch đang được triển khai lấy ý kiến của các cơ quan, ban ngành từ trung ương đến cơ sở, chuẩn bị trình quốc hội vào năm 2013.

So với Nghị định 158/2005/NĐ-CP dự thảo Luật hộ tịch có nhiều điểm mới như: Sổ định danh công dân được cấp một lần và duy nhất cho mỗi công dân Việt Nam sinh ra kể từ ngày Luật hộ tịch có hiệu lực, được ghi vào Sổ bộ hộ tịch, Sổ hộ tịch cá nhân và các giấy tờ khác theo quy định của Chính phủ (Điều 10). Sổ hộ tịch cá nhân được cơ quan đăng ký hộ tịch cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam khi đăng ký khai sinh và được sử dụng để chứng minh các sự kiện hộ tịch của cá nhân đó (Điều 14). Công chức hộ tịch ở phường hiện nay được dự thảo Luật định danh là Hộ tịch viên (Điều 17) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận bổ nhiệm, được thừa ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ký giấy tờ hộ tịch và sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân phường khi đăng ký hộ tịch.

Với trách nhiệm trong thời gian tới, hầu như công việc đăng ký và quản lý hộ tịch chỉ có cấp phường thực hiện là chính, kể cả có yếu tố nước ngoài khi mà Luật hộ tịch được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành. Công chức hộ tịch phường phải thực hiện công việc đăng ký và quản lý hộ tịch rất phức tạp, nặng nề, đòi hỏi đội ngũ công chức hộ tịch phường phải có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, có trách nhiệm cao, tương xứng mới hoàn thành được nhiệm vụ do cấp trên giao và phục vụ nhân dân được tốt.

Trong những năm qua, Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp quận thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn bằng các hình thức khác nhau cho công chức hộ tịch các phường không ngoài mục đích chuẩn bị cho đội ngũ công chức hộ tịch của phường phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao mới phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn, góp phần thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính ở phường và quận.


Số lượt người xem: 11406    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA