SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
4
8
2
1
7
5
Tin tức sự kiện 05 Tháng Mười 2012 3:55:00 CH

“Hàng Việt Nam chất lượng cao” chiếm được thiện cảm, niềm tin của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam

Hơn 3 năm qua, từ ngày Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31 tháng 7 năm 2009 về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ý thức, nhận thức và hành vi tiêu dùng của người Việt Nam trong sử dụng hành Việt Nam đã được nâng cao ở mức đáng tự hào. Trong đó, số người Việt Nam dùng hàng Việt Nam chất lượng cao ngày càng tăng về số lượng. Theo kết quả thăm dò của Công ty tư vấn và nghiên cứu FTA Việt Nam, hơn 71% người tiêu dùng Việt Nam yêu thích sử dụng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Một tỷ lệ khá lớn cho thấy danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” thể hiện uy tín, giá trị và có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thế, cụm từ “Hàng Việt Nam chất lượng cao” chiếm được thiện cảm cũng như niềm tin của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam trong nhiều năm qua.

Có 3 tiêu chí chính đánh giá “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Thứ nhất, tiêu chí chất lượng hàng hoá: sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định của nhà nước về quản lý chất lượng sản phẩm; hàng hóa có giá trị sử dụng phù hợp với giá trị văn hóa tiêu dùng, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Thứ hai, tiêu chí về minh bạch trong cạnh tranh: cam kết không có tranh chấp về sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa; cam kết minh bạch rõ ràng hàm lượng công nghệ, tình trạng gia công và xuất xứ của hàng hóa…Cuối cùng là tiêu chí về môi trường: thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Môi trường ban hành, khuyến khích thực hiện tốt quy trình sản xuất sạch và xanh… Khi một doanh nghiệp Việt Nam đảm bảo đầy đủ 3 tiêu chí trên thì sẽ được nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn và được Bộ Công Thương trao giải thưởng hàng năm.

Mức sống người dân Việt Nam ngày càng nâng cao, nhất là tại các thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… Điều đáng nói là  hàng Việt Nam đến được với người tiêu dung như hiện nay đã phải vượt qua sự cạnh tranh với các mặt hàng ngoại nhập một cách khốc liệt khi “quá trình chọn mua” của người tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều yếu tố từ nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin sản phẩm, xem xét đo lường các lựa chọn, tiến hành quyết định mua, cho đến cuối cùng là hành vi người tiêu dùng sau khi mua. Khi muốn cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm tòi nghiên cứu, phân khúc kỹ càng thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng “thấu hiểu” giá trị tiềm ẩn mà người tiêu dùng mong muốn ở một loại sản phẩm. Thông qua đó, mở các chiến dịch sản phẩm mới phù hợp thị hiếu của khách hàng. Ngoài đảm bảo chất lượng và giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần phải đầu tư xây dựng hơn nữa các công nghệ sản xuất mới, các chiến lược phát triển, tư duy sáng tạo khác biệt, mẫu mã theo phong cách chuyên nghiệp, hệ thống phân phối hiệu quả, và chế độ hậu mãi tốt. Tất cả các yếu tố này sẽ tạo tiềm lực phát triển bền vững, mang lại thành công cho doanh nghiệp cũng như niềm tin sâu sắc từ phía người tiêu dùng. Một khi đáp ứng được tâm lý của số đông thị trường, sản phẩm sẽ được ưa chuộng và đi vào tiềm thức người tiêu dùng.

 

Người dân hào hứng mua sắm trong “Ngày vàng hàng Việt” tại chợ Bình Thới.

 

            “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một cuộc vận động sáng tạo, một khẩu hiệu hành động đúng đắn, kịp thời, thông minh, mềm dẻo và cần thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu. Cuộc vận động này thể hiện thực tiễn kinh tế - xã hội sinh động, mang lại hiệu quả to lớn toàn diện cả cấp vĩ mô, lẫn vi mô, trong nước và ngoài nước, trước mắt cũng như lâu dài. Thực tiễn 3 năm qua đã cho thấy Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã lan tỏa trên phạm vi rộng lớn, nhất là nhận thức về lòng yêu nước cụ thể của đại bộ phận người dân trong lựa chọn hàng hóa Việt Nam trong tiêu dùng, đúng như lời hiệu triệu của Cuộc vận động đối với toàn dân: ''Phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu".


Số lượt người xem: 7561    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA