SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
3
5
0
5
0
0
Tin tức sự kiện 17 Tháng Chín 2018 10:10:00 SA

Nam bộ kháng chiến – Đòn phủ đầu vào âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp

 

 Kỷ niệm 73 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/945 – 23/9/2018)

 

Bảy mươi ba năm trước, vào ngày 23-9-1945, tức là chỉ 21 ngày sau khi khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thực dân Pháp lại dã tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa.

Ngày 23/9/1945 quân Pháp đánh Nam Bộ, sau đó phát triển ra Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Pháp với khoảng 6000 quân cùng hơn 1 vạn quân Anh, 4 vạn quân Nhật; dự định trong vòng 48 tiếng đánh chiếm các vị trí xung yếu và làm chủ Sài Gòn, sau 4 tuần sẽ bình định xong Nam Bộ. Nhưng, với tinh thần yêu nước và quyết tâm giữ nước của nhân dân Nam bộ, Pháp bị cầm chân Sài Gòn. Ngày 26-9, Hồ Chủ tịch gửi thư cho đồng bào cả nước để kêu gọi kháng chiến, kêu gọi đồng bào giúp đỡ các chiến sĩ cách mạng.

Hưởng ứng lời hiệu triệu của Chính phủ, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khắp các địa phương Bắc-Trung-Nam sục sôi hướng về Nam Bộ “Cương quyết giành độc lập”, “Ủng hộ cuộc kháng chiến anh dũng của đồng bào Nam Bộ”, phát động “Quỹ ủng hộ Nam Bộ”, thanh niên nô nức tòng quân, các chi đội Nam tiến gấp rút lên đường vào Nam chiến đấu ...

Những tháng cuối năm 1945 và đầu 1946, lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương trên cả nước đã khẩn trương chi viện sức người, sức của cho Nam Bộ. Kiều bào ta ở Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào cũng tổ chức các chi đội hải ngoại từ nước ngoài về Nam Bộ. Các đơn vị vũ trang từ Bắc vào, từ nước ngoài về đã góp phần tăng thêm sức mạnh cho lực lượng vũ trang và nhân dân Nam Bộ chiến đấu, ngăn chặn bước tiến của quân địch. Tại nội thành Sài Gòn có 320 đội tự vệ chiến đấu và một số tiểu đoàn Cộng hòa vệ binh tuần tra canh gác công sở. Tuy mới hình thành, tổ chức còn phân tán, trang bị thô sơ, song với lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng, các đơn vị vũ trang Nam Bộ đã quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Ngày 24-9, Tổng công đoàn Nam Bộ hiệu triệu giai cấp công nhân sát cánh cùng toàn dân kháng chiến. Nhân dân triệt để thực hiện chủ trương không hợp tác với địch, tất cả công sở, hiệu buôn lập tức đóng cửa, các xí nghiệp ngừng hoạt động, chợ không họp, nhà máy điện, nhà máy nước bị phá. Nhân dân, tự vệ, công nhân, cảnh sát xung phong, thanh niên, sinh viên lập chướng ngại vật, đắp ụ, lập các ổ chiến đấu ngăn chặn địch. Cả Sài Gòn-Chợ Lớn vào trận. Ngày 25-10, Hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ mở rộng đã quyết định tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Đồng chí Tôn Đức Thắng được cử phụ trách Ủy ban Kháng chiến và chỉ đạo lực lượng vũ trang Nam Bộ. Phát huy tinh thần chiến đấu của các đơn vị vũ trang Sài Gòn-Gia Định, lực lượng vũ trang các tỉnh Nam Bộ đã chiến đấu dũng cảm, ngăn chặn địch khi chúng đánh rộng ra vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tinh thần Nam Bộ kháng chiến đã ngăn chặn một bước sự xâm lược của thực dân Pháp, đánh đòn đầu tiên vào âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, hoàn thành tốt nhiệm vụ kìm giữ quân địch trong thành phố và các thị xã trong một thời gian dài, góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền nhân dân, chủ quyền dân tộc.

 

 

 


Số lượt người xem: 1873    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA