SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
3
4
3
8
9
2
Tin tức sự kiện 26 Tháng Mười 2015 4:30:00 CH

Tôn sư trọng đạo - nền tảng của đạo đức dân tộc

Dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Địa vị ấy không phải do các nhà giáo tự phong mà chính xã hội nhìn nhận. Nhà giáo giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Các nhà giáo đã và đang thực hiện một sứ mệnh vẻ vang là truyền thụ, bồi dưỡng kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật cho lớp trẻ, trang bị cho lớp trẻ khả năng tư duy, sáng tạo, định hướng cho lớp trẻ mục đích sống có ích cho xã hội. Song song đó, các nhà giáo cũng đã và đang tìm tòi, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy) hay "Không thầy đố mầy làm nên" là câu nói cửa miệng thể hiện sâu sắc truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Từ bao đời nay, người thầy luôn được mọi người tôn trọng, xã hội tôn vinh. Chính vì sự tôn vinh ấy mà những người thầy luôn tự răn mình, không cho phép mình hạ thấp nhân cách hay vượt ra ngoài những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ học trò noi theo.

Trong chiến tranh, có không ít những tấm gương nhà giáo không sợ hy sinh, gian khổ lên đường bảo vệ Tổ quốc và đã trở thành những anh hùng trong lực lượng vũ trang. Những tấm gương ấy đã thôi thúc, động viên tinh thần của hàng triệu sinh viên, học sinh xếp bút nghiên lên đường ra trận, quyết giành độc lập tự do cho dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Phát huy truyền thống đó, những thầy cô giáo trẻ ngày nay đã không ngại gian khổ, sẵn sàng tình nguyện "cõng chữ" đến với con em vùng sâu, vùng xa, hiến dâng tuổi trẻ vì sự nghiệp trồng người.

Dẫu biết rằng vẫn còn đó những hình ảnh, hành động không mấy đẹp với người thầy, song tất cả những hành động hay suy nghĩ ấy đều bị xã hội lên án, và truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn mãi là nền tảng đạo đức của dân tộc.


Số lượt người xem: 3004    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA