SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
3
4
3
2
0
9
Tin tức sự kiện 28 Tháng Chín 2015 3:50:00 CH

Có nước đọng là có lăng quăng, có lăng quăng là có sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm cho người, và đến nay chưa có thuốc phòng ngừa, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi mắc bệnh, người bệnh có những biểu hiện sốt cao và xuất huyết dưới da, diễn biến nặng có khả năng gây tử vong cao. Bệnh sốt xuất huyết được truyền từ người này sang người khác qua trung gian là muỗi vằn. Vì vậy, nó có thể lây lan thành dịch nhanh chóng.

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng và lan rộng, nhiều nhất là quận 1, quận 2, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Hóc Môn… Giám sát dịch tễ ghi nhận một số phường/xã trong các tháng vừa qua cho thấy ổ chứa lăng quăng chủ yếu là các vật phế thải xung quanh nhà đọng nước và máng cho vật nuôi uống nước, các vật phế thải tại công trường xây dựng, bãi đất trống, mái che, hố ga ngăn mùi, chậu kiểng… Để công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội, cộng đồng, gia đình với một số biện pháp như sau:

Đối với cộng đồng, chính quyền

a.    Xã hội hóa hoạt động phòng chống sốt xuất huyết

-        Chỉ đạo, phối hợp liên ngành.

-        Đảm bảo đủ nhân lực, phương tiện, kinh phí.

-        Kiểm tra, giám sát.

-        Thực hiện cam kết trên các điểm nguy cơ.

-        Xử phạt hành chính đơn vị, cơ sở phát sinh lăng quăng.

b.    Tập trung truyền thông và hoạt động diệt lăng quăng

-        Truyền thông, vận động các ban ngành.

-        Vận động, tổ chức diệt lăng quăng mỗi tuần 1 lần.

c.     Tăng cường hoạt động giám sát dịch tễ - phát hiện sớm ổ dịch và tổ chức dập dịch nhanh không để dịch lan rộng, kéo dài

-        Ngành y tế.

-        Tổ diệt lăng quăng tại ổ dịch.

Đối với gia đình

a.    Diệt lăng quăng nhằm hạn chế phát sinh của muỗi vằn bằng cách

- Các dụng cụ chứa nước cần phải được đậy nắp kín bằng mủ nylon để muỗi không vào đẻ trứng.

- Các dụng cụ chứa nước nhất là bể chứa nước to cần nên thả cá 7 màu để ăn lăng quăng.

- Thường xuyên cọ rửa các dụng cụ chứa nước mỗi tuần 1 lần để loại bỏ lăng quăng.

- Xung quanh nhà nên vệ sinh sạch sẽ, thu gom loại bỏ các vật dụng chứa nước không cần thiết như: gáo dừa, các dụng cụ có thể chứa nước, vỏ lon sữa bò… để không còn nơi cho muỗi đẻ trứng.

- Thường xuyên kiểm tra lăng quăng ở các dụng cụ chứa nước trong và xung quanh nhà, phát hiện có lăng quăng phải xử lý kịp thời.

b.    Tích cực phòng tránh muỗi đốt bằng cách:

- Cho trẻ mặc quần áo dài tay.

- Cho trẻ ngủ màn kể cả ngày lẫn đêm.

- Dùng nhang, quạt xua muỗi và dùng bình xịt muỗi tại nhà để diệt muỗi.

- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng để hạn chế muỗi.

Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao đột ngột: cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn, theo dõi và điều trị kịp thời.

 


Số lượt người xem: 3509    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA