SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
3
2
9
3
3
3
Tin tức sự kiện 19 Tháng Sáu 2014 10:10:00 SA

Sự nghiệp vẻ vang của báo chí

Báo chí là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Báo chí góp phần thắng lợi trong công cuộc cách mạng dân tộc, chống Pháp và chống Mỹ; vẻ vang cùng cả nước tiến hành cuộc cách mạng giai cấp, xây dựng Xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Những năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, chúng ta đã xây dựng XHCN với tình hình dân trí hết sức phức tạp về tư tưởng, về chính kiến. Một bộ phận quần chúng nội thành sống quá lâu dưới chế độ tự do theo kiểu Mỹ, ít nhiều cũng bị đầu độc, tuyên truyền xuyên tạc nên chẳng hiểu gì về cách mạng. Mỹ cút Ngụy nhào, quân ta giải phóng Sài Gòn thì hàng triệu binh lính sĩ quan Ngụy rã hàng. Trong đó có không ít bọn tình báo sĩ quan Ngụy chưa kịp chạy ra nước ngoài, chấp nhận sống ẩn dật chờ thời. Với chính sách hòa hợp dân tộc, chúng ta vừa xây dựng vừa cải tạo dân với nhiều hình thức và biện pháp nhằm tạo nên một lớp người mới của XHCN.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV có nêu: "Muốn xây dựng thành công XHCN, phải tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hóa tư tưởng". Mặt trận Văn hóa tư tưởng bao gồm nhiều cánh quân đứng đầu là Ban Tuyên huấn, Văn hóa thông tin, Văn nghệ, Phát thanh - Truyền hình với lực lượng quần chúng tiến bộ, nhất là vai trò Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đầu năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng công bố Luật Báo chí nhằm đảm bảo quyền tự do báo chí. Từ đó, người làm công tác báo chí được tôn trọng và quyền hạn hoạt động có thoáng hơn. Luật Báo chí còn bảo đảm quyền tự do đưa tin, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân qua cơ quan báo chí. Như được tiếp sức, ngành báo chí càng phát huy, nâng cao về chất lượng và số lượng. Mạng lưới thông tin được phủ khắp xóm làng, quận-huyện có tờ tin, phường-xã có đài truyền thanh trực tiếp qua đài truyền thanh huyện, quận và có giờ phát riêng cho phường, xã. Nghị quyết của Đảng, chính sách, chủ trương, pháp luật Nhà nước được phổ biến kịp thời, sâu rộng tới tận người dân. Quyền công dân cũng được phát huy trong việc phản ánh, góp ý khiếu nại, tố cáo qua đài... đem lại hiệu quả phát huy dân chủ cơ sở, những tiêu cực được phát hiện và xử lý, gương người tốt - việc tốt được nhân lên, ánh sáng văn hóa tỏa sáng làm lu mờ và mất dần tư tưởng lạc hậu, những tệ nạn xã hội.

Nhìn lại chặng đường đã qua, đội ngũ người công tác báo chí luôn có lập trường kiên định, luôn vì nhân dân phục vụ, đấu tranh bênh vực quyền lợi chính đáng của nhân dân, phê phán những hiện tượng tiêu cực của một số cán bộ có chức quyền. Bên cạnh đó, vẫn có một vài cá biệt vì thiếu lập trường quan điểm, vì chạy theo nguồn sống vật chất mà lợi dụng nghề nghiệp để vòi vĩnh quà cáp. Nguy hiểm hơn, có người còn tiếp tay cho kẻ xấu, dùng ngòi bút bênh vực cái sai. Từ đó, họ đã bị dư luận lên án, pháp luật trừng trị.

Nhân ngày Nhà báo Việt Nam (21/6) đội ngũ người cầm bút chân chính luôn khẳng định: Nhà báo cách mạng từ dân mà ra, vì lợi ích nhân dân mà phục vụ, luôn rèn luyện lập trường, tư tưởng, phải có bản lĩnh trước mọi cám dỗ - ngòi bút luôn thẳng, cái tâm luôn trong sáng...


Số lượt người xem: 3785    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA