SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
4
0
3
5
9
5
Tin tức sự kiện 26 Tháng Tư 2014 9:00:00 SA

Tìm hiểu về Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là gì? Là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, nhằm bảo đảm cho mọi người lao động đều được hưởng chế độ hưu trí khi về già. Người lao động được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

Tại sao cần đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện? Để khi già yếu (hết tuổi lao động) có lương hưu, tự đảm bảo nguồn sống cho bản thân mình như cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước nghỉ hưu.

Ai cần đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện? Người trong độ tuổi lao động nhưng không thuộc diện đóng BHXH bắt buộc; người đã hết tuổi lao động (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi) nhưng đã đóng BHXH tối thiểu 15 năm.

Quyền lợi cụ thể? Được hưởng chế độ hưu trí như cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia BHXH bắt buộc khi đóng BHXH được 20 năm và hết tuổi lao động. Thân nhân được hưởng chế độ Tử tuất nếu người đóng chẳng may qua đời.

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu? Tại cơ quan Bảo hiểm Xã hội quận - huyện nơi cư trú.

Đóng như thế nào? Đóng hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần theo nguyện vọng. Thời điểm đóng: Trong 15 ngày đầu tháng (nếu đóng hàng tháng), trong 15 ngày đầu quý (nếu đóng hàng quý), trong 03 tháng đầu (nếu đóng 6 tháng một lần).

Đóng bao nhiêu? Mức đóng hàng tháng được tự chọn, thấp nhất bằng 20%, mức lương cơ sở (trước tháng 01/2014), bằng 22% mức lương cơ sở (từ tháng 01/2014 trở đi); cao nhất bằng 20 lần mức đóng thấp nhất. Mức lương cơ sở hiện nay (tháng 8/2013) là 1.150.000 đồng.


Số lượt người xem: 3587    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA