Tuổi vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 16 tuổi. Đây là độ tuổi dậy thì của trẻ.
v Các vấn đề trẻ vị thành niên thường gặp phải:
- Bỏ học
- Bạo lực học đường
- Dễ trầm cảm, tự kỷ
- Mắc vào tệ nạn xã hội
- Vi phạm pháp luật
- Có nguy cơ bị lạm dụng
- Tai nạn thương tích
- Trẻ em gái có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai
v Cha mẹ cần tránh:
- Không dùng roi vọt, xúc phạm con khi con mắc sai lầm khuyết điểm.
- Không áp đặt con làm theo ý mình.
- Không nuông chiều thái quá; không đáp ứng ngay mọi đòi hỏi của con.
- Không đánh, cãi nhau trước mặt con.
- Không mang lo lắng trút vào đầu con, kiểu “giận cá chém thớt”.
- Không bắt con làm những việc quá sức mình.
v Cha mẹ cần làm:
- Giáo dục con có đạo đức, lối sống lành mạnh. Biết kính trọng, yêu quí ông bà, cha mẹ, người thân, thầy cô, bạn bè, hàng xóm; yêu thương, cảm thông với những người nghèo, khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Hướng dẫn con học tập tốt. Thường xuyên kiểm tra việc học, định hướng nghề nghiệp cho con. Tôn trọng sáng kiến và khả năng cá nhân của con.
- Giáo dục con biết yêu lao động, làm những công việc trong gia đình phù hợp với lức tuổi, sức khỏe.
- Giáo dục con biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường.
- Giáo dục con biết khiêm nhường, không tự ti, có ý chí vươn lên, sống trung thực, dũng cảm vượt qua khó khăn trong học tập, trong cuộc sống.
- Giúp con biết phân biệt giữa tình bạn và tình yêu; Giáo dục giới tính, tình bạn, tình yêu, trao đổi với con về sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn.
v Làm mẹ an toàn để có bé khỏe mạnh:
- Ăn nhiều hơn bình thường.
- Ăn nhiều loại thức ăn và uống nhiều nước.
- Uống viên sắt để phòng thiếu máu.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
- Theo dõi cân nặng.
- Khám thai đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ, tiêm phòng 2 mũi uốn ván.
- Thận trọng khi dùng thuốc.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Vệ sinh khi có thai.
v Cần biết các bệnh thường gặp ở trẻ:
1. Cảm lạnh: Khi trẻ nhỏ bị ngạt mũi, hắt hơi hoặc nước mũi chảy ròng ròng thì không nên quá lo lắng, vì đây là hiện tượng thường gặp, chưa thể khẳng định là dấu hiệu của viêm nhiễm khuẩn. Tuy nhiên căn bệnh này có thể gây chứng bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, nhất là nhóm trẻ dưới 3 tháng tuổi, vì vậy nên đưa trẻ đi khám nếu trường hợp trẻ sốt cao.
2. Hội chứng Tay – Chân - Miệng (HFMD): Căn bệnh có triệu chứng sốt và xuất huyết các nốt đỏ tụ máu trên mu bàn tay, trên mu bàn chân và bên trong miệng. Nguyên nhân là do nhiễm vi rút, nhất là vào mùa hè, mùa thu và thường kéo dài vài ngày. Cần đưa trẻ đến bác sĩ khám và theo dõi.
3. Bệnh tiêu chảy cấp: Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý: Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Khi trẻ ăn cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguốn nước, cho trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn.
v Cách phòng, tránh trẻ suy dinh dưỡng:
- Khi mẹ mang thai cấn ăn uống đảm bảo dinh dưỡng; khám thai và tiêm phòng đầy đủ.
- Trẻ được bú ngay sau khi sinh 30 phút, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài 18 - 24 tháng.
- Trẻ được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều bữa; không ăn kiêng; Thực phẩm đảm bảo tươi, sạch, an toàn.
- Trẻ được tiêm phòng đầy đủ các mũi và đúng lịch.
- Cho trẻ thường xuyên tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.
- Không để trẻ mắc bệnh kéo dài.