SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
4
8
5
7
7
7
Tin tức sự kiện 26 Tháng Tám 2012 3:20:00 CH

Nội dung và ý nghĩa của Hiến pháp 1946

Hiến pháp 1946 gồm lời nói đầu, 7 chương với 70 điều Trong Lời nói đầu, Hiến pháp ghi nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám “giành lại chủ quyền cho đất nước tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa”. Lời nói đầu cũng nêu rõ: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo đảm lãnh thổ, giành độc lặp hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”.

Chương I (từ Điều 1 đến Điều 3) quy định về chính thể, theo đó Việt Nam  là một nước dân chủ cộng hòa, thống nhất, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, quốc kỳ lả cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đô đặt ở Hà Nội.

Chương II (từ Điều 4 đến Điều 21) quy định về quyền và nghĩa vụ công dân, ghi nhận quyền bình đẳng trên một phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hôi; bình đẳng giữa nam vả nữ; bình đẳng trước pháp luật; quyền được tham gia chính quyền và công việc kiến quốc tùy theo tài đức; quyền tự do ngôn luận, hội họp, cư trú, đi lại, tín ngưỡng; quyền bầu cử, bãi miễn, phúc quyết; quyền đảm bảo thân thể, nhà ở, thư tín...; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

Chương III (từ Điều 22 đến Điều 42) quy định về Nghị viện nhân dân (Quốc hội), theo đó, cơ quan lập pháp tối cao là Nghị viện nhân dân gồm các Nghị viện được nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Nghị viện nhân dân chỉ gồm một viên, là “cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Công hòa”: quyết định những vấn đề chung quan trọng nhất của đất nước, đặt ra luật pháp biểu quyết ngân sách, bầu và giám sát hoạt động của Chính phủ…Chương này cũng quy anh cơ cấu, hoạt đông của Nghị viện nhân dân; quyền và nghĩa vụ của các nghị viên.

Chương IV (từ Điều 43 đến Điều 56) quy định về Chính phủ, theo đó, “Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất” của quốc gia, gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng, các bộ trưởng và thứ trưởng. Chính phủ được lập ra và chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Chương này còn quy định chi tiết cơ cấu, thẩm quyền và phương thức hoạt động của chính phủ.

Chương V (từ Điều 57 đến Điều 62) quy định về hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Ủy ban hành chính là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, thực hiện những quyết định của hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước cấp trên. Chương này còn quy định về cơ cấu đơn vị hành chính lãnh thổ Việt Nam.

Chương VI (từ Điều 63 đến Điều 69) quy định về cơ quan tư pháp, theo đó, các tòa án được chia thành 4 cấp, có trách nhiệm xét xử các vụ án hình sự và dân sự. Khi xét xử thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật. Xét xử các vụ án hình sự, phải có phụ thẩm nhân dân tham gia. Thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm. Bị cáo được quyền tự bào chữa, mượn luật sư, dùng tiếng nói riêng và không bị ngược đãi.

Chương VII (Điều 70) quy định về việc sửa đổi Hiến pháp: Hiến pháp chỉ được sửa đổi khi có không dưới 2/3 tổng số Nghị viện yêu cầu, Nghị viện bầu ra Ban Dự thảo những điều thay đổi và toàn dân phúc quyết những điều thay đổi đã được Nghị viện tán thành.

Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, là bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ. Nó ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc và thống nhất lãnh thổ. Hiến pháp 1946 đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn trước mắt, chỉ rõ những đường lối thực hiện nhiệm vụ ấy. Đồng thời, nó đặt nền móng cho một bộ máy nhà nước kiểu mới - nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp 1946 còn công nhận, đảm bảo quyền dân chủ thiêng liêng của công dân, phù hợp với tình hình, đặc điểm cách mạng Việt Nam và xu hướng tiến bộ, văn minh trên thế giới.


Số lượt người xem: 46809    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA