SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
3
3
3
8
5
0
Tin tức sự kiện 07 Tháng Tư 2012 9:55:00 SA

Cách phòng chống bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ em, trẻ bệnh lây cho trẻ khỏe mạnh qua nhiều cách khác nhau

·      Trực tiếp tiếp xúc với trẻ bệnh

·      Giọt nước bọt bắn ra khi gần gũi với trẻ bệnh

·      Người chăm sóc, người thân bồng ẵm trẻ khi bàn tay nhiễm bẩn

·      Tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng, sàn nhà…nhiễm bẩn

Phụ huynh có thể nhận biết sớm trẻ có thể nghi mắc bệnh tay chân miệng: trẻ biếng ăn, miệng tăng tiết nước bọt, sốt >= 38 độ đi kèm với

·      Bóng nước lòng bàn tay, bàn chân…

·      Họng đỏ, có mụn nước trong miệng

Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cần đưa trẻ đi khám bệnh. Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cần theo dõi diễn tiến bệnh, khi thấy xuất hiện các biểu hiện bệnh nặng thì đưa ngay trẻ đến bệnh viện kịp thời

·      Sốt cao liên tục >=39 độ, ói nhiều

·      Hoảng hốt, quấy khóc, ngủ giật mình

·      Run chi, đi loạng choạng

·      Vã mồ hôi, thở bất thường

1.    Phòng lây bệnh trong gia đình và cho cộng đồng

Trong mùa dịch, phụ huynh cần theo dõi sức khỏe trẻ, nhận biết các biểu hiện sớm nghi ngờ trẻ bệnh tay chân miệng, đưa trẻ đi khám bệnh và thực hiện các biện pháp phòng lây bệnh cho các trẻ khác và cho cộng đồng

·         Cho trẻ nghỉ học – không đến trường, đưa trẻ đi khám bệnh

·         Trẻ ở nhà, không đi đến các khu vui chơi, không tiếp xúc với trẻ khác

·         Người chăm sóc, người thân rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với trẻ

·         Vệ sinh – khử khuẩn nhà cửa, đồ chơi, vật dụng cá nhân của trẻ mỗi ngày

·         Thành viên trong gia đình thực hiện nghiệm ngặt rửa tay và vệ sinh cá nhân

·         Thông báo với trạm y tế nơi cư ngụ để được hướng dẫn phòng lây bệnh cho gia đình và cộng đồng

2.   Các biện pháp can thiệp phòng bệnh tay chân miệng

a.       Rửa tay bằng nước và xà phòng, đặc biệt

·         Rửa tay thường xuyên cho trẻ và người chăm sóc trẻ

·         Rửa tay sau khi về nhà, trước khi bồng ẵm trẻ

·         Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn

·         Rửa tay sau khi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ

b.      Vệ sinh nhà cửa, vật dụng – đồ đạc, đồ chơi mỗi ngày bằng nước và xà phòng hoặc nước lau sàn có bán trên thị trường

c.       Thực hiện ăn chín, uống chín

d.      Thường xuyên khử khuẩn nơi sinh hoạt – nghỉ ngơi, đồ dùng, đồ chơi của trẻ bằng các hóa chất khử khuẩn ít nhất 1 lần mỗi tuần

·         Cloramin B được cấp và hướng dẫn sử dụng tại trạm y tế phường xã

·         Nước javel đặc biệt loại có mùi thơm có bán trên thị trường, pha gấp 2 lần hướng dẫn của nhà sản xuất

Phụ huynh có thể tiếp cận với y tế phường xã để được hướng dẫn các chất khử khuẩn và cách sử dụng để khử khuẩn đồ chơi vật dụng và nhà cửa; các biện pháp nêu trên có thể giúp cho trẻ phòng ngừa nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.


Số lượt người xem: 4668    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA