Mức chuẩn nghèo Thành phố
- Hộ nghèo là những hộ dân có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú KT3 tại Thành phố, có mức thu nhập bình quân từ 12 triệu đồng/người/năm trở xuống, không phân biệt nội thành và ngoại thành. Chuẩn nghèo này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
- Hộ nghèo được Ban giảm nghèo phường – xã – thị trấn khảo sát thực trạng nghèo (theo mẫu phiếu khảo sát của Thành phố) để được xét công nhận là hộ nghèo Thành phố và đưa vào danh sách hộ nghèo tại địa phương theo quy định của Thành phố (có mã số hộ nghèo)
Mục tiêu giảm nghèo
- Tạo sự chuyển biến tích cực hơn về mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của các bộ phận dân nghèo.
- Tăng dần tỷ lệ hộ khá nhằm thu hẹp hơn nữa khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa các tầng lớp và các nhóm dân cư trong xã hội.
- Bảo đảm cho người nghèo Thành phố được đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở; được chăm sóc sức khỏe và có cơ hội học hành, được giới thiệu việc làm phù hợp với khả năng để có thể tự lao động sản xuất làm ăn, vươn lên, tích lũy, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
- Phấn đấu hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 8,4% (năm 2009) xuống còn khoảng 1% tổng hộ dân Thành phố vào năm 2015.
Các giải pháp hỗ trợ và chính sách chăm lo hộ nghèo
1. Về vay vốn tín dụng ưu đãi và tín dụng nhỏ:
Người nghèo, hộ nghèo được vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi sau:
1.1. Quỹ Xóa đói giảm nghèo (Quỹ 140):
a/ Hộ nghèo đang sinh hoạt tổ tự quản giảm nghèo tại địa phương khi có nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh – dịch vụ thì được vay vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo tại phường – xã, cần liên hệ với tổ trưởng tổ tự quản giảm nghèo để nhận mẫu đơn vay vốn, sau đó ghi đầy đủ các thông tin theo yêu cầu trên đơn vay và nộp cho tổ trưởng để được phường – xã – thị trấn xét cho vay theo thủ tục quy định.
+ Mức vay vốn phụ thuộc vào phương án sử dụng vốn vay của hộ nghèo, người nghèo nhưng mức vay tối đa không quá 50 triệu đồng/hộ. Lãi suất cho vay 0,5% tháng (6%/năm). Trường hợp khi có thủ tục chuyển sang nợ quá hạn, lãi suất quá hạn là 0,7%/tháng.
b/ Đối với các chủ dự án (cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp) có nhu cầu vay vốn để thu nhận lao động là thành viên hộ nghèo làm việc tại cơ sở, đề nghị liên hệ với Ban Giảm nghèo phường – xã để được hướng dẫn vay theo thủ tục quy định.
+ Mức vay được tính trên số lao động diện hộ nghèo được nhận vào làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; mức vay bình quân để thu nhận một lao động làm việc là 10 triệu đồng, tối đa không quá 15 triệu đồng. Các dự án có mức vay trên 200 triệu đồng, chủ dự án phải thực hiện theo hình thức vay vốn có thế chấp tài sản theo quy định hiện hành.
1.2. Quỹ Quốc gia về việc làm (Quỹ 71):
- Người dân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh – dịch vụ, hợp tác xã, doanh nghiệp đang hoạt động và hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhằm thu hút lao động giải quyết việc làm theo quy định của Quỹ. Khi có nhu cầu vay vốn này có thể liên hệ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Quận – Huyện hoặc Ủy ban nhân dân phường – xã nơi cư trú để nhận mẫu đơn và được hướng dẫn quy trình, thủ tục xin vay.
- Mức vốn vay tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ và không quá 500 triệu đồng đối với dự án thế chấp thu nhận lao động.
- Lãi suất vay 0,65%/tháng (7,8%/năm).
1.3. Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho hộ dân có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư (Quỹ 156):
- Đối tượng vay là hộ dân trong danh sách đươc Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận – Huyện xác nhận, khi có nhu cầu vay vốn phải liên hệ với địa phương nơi cư trú để nhận mẫu đơn, trình bày rõ mục đích, nội dung, hiệu quả kinh tế của vay vốn… gởi Ủy ban nhân dân phường – xã – thị trấn nơi triển khai thực hiện dự án. Đơn đề nghị vay vốn có xác nhận của chính quyền địa phương nơi hộ dân có đất bị thu hồi, nơi hộ dân đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. Đối với vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (xuất khẩu lao động), đơn đề nghị vay vốn phải gởi kèm thông báo trúng tuyển của đơn vị có chức năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc.
- Mỗi thành viên trong hộ được vay tối đa không quá 10 triệu đồng; mỗi hộ được vay không quá 30 triệu đồng. Riêng trường hợp thành viên trong hộ vay vốn để đi xuất khẩu lao động thì được vay tối đa không quá 50 triệu đồng/hộ.
- Lãi xuất cho vay là 0,17%/tháng (2% năm).
1.4. Nguồn vốn tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội:
- Khi người nghèo hoặc gia đình chính sách, hộ khó khăn có nhu cầu vay vốn này có thể liên hệ Ủy ban nhân dân phường – xã – thị trấn hoặc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Quận – Huyện nơi cư trú để được hướng dẫn quy trình, thủ tục xin vay; mức vay tối đa của từng chương trình cụ thể như sau:
+ Chương trình cho vay hộ nghèo (Quỹ 316): 30 triệu đồng/hộ.
+ Chương trình cho vay học sinh – sinh viên: 10 triệu đồng/học sinh – sinh viên/năm học.
+ Chương trình cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài: 30 triệu đồng/hộ.
+ Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 4 triệu đồng/hộ/công trình; mỗi hộ ở xã được vay tối đa 2 công trình.
+ Quỹ nâng cấp đô thị cho vay phát triển sản xuất, sửa chữa nhà: 15 triệu đồng/hộ.
+ Chương trình thí điểm cung cấp tài chính vi mô tạo việc làm cho người sống chung với HIV, AIDS và sau cai: 20 triệu đồng/hộ.
1.5. Quỹ tín dụng các đoàn thể:
Hộ nghèo là thành viên Hội đoàn thể khi có nhu cầu vay vốn này có thể liên hệ Ủy ban nhân dân phương – xã – thị trấn hoặc Hội đoàn thể địa phương nơi cư trú để được hướng dẫn quy trình, thủ tục xin vay vốn.
2. Về hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm:
- Đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong nước.
- Hỗ trợ khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (xuất khẩu lao động).
3. Về hỗ trợ y tế.
4. Về hỗ trợ giáo dục.
5. Về hỗ trợ pháp lý cho người nghèo.
6. Về hỗ trợ nhà ở.
7. Về hỗ trợ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.