SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
4
8
6
1
3
2
Tin tức sự kiện 04 Tháng Tám 2011 1:55:00 CH

Tìm hiểu “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Bổ sung, phát triển năm 2011)

Cương lĩnh là văn kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được bổ sung, phát triển từ "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" năm 1991(đã được Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua) vốn vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh là nền tảng lý luận, nền tảng tư tưởng và chính trị, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và nhân dân ta hiện nay cũng như trong những thập kỷ tới.

Trong học tập, nghiên cứu Cương lĩnh, cần nắm vững 4 vấn đề cơ bản, đó là: 5 bài học kinh nghiệm lớn của cách mạng Việt Nam, 8 đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng, 8 phương hướng cơ bản mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta.

Vấn đề thứ nhất: 5 bài học kinh nghiệm lớn của cách mạng Việt Nam, bao gồm:

Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH;

Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;

Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế;

Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế;

Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Vấn đề thứ hai: 8 đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng. Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: 

- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

- Do nhân dân làm chủ;

- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

- Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;

- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;

- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Vấn đề thứ ba: Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta.

Đó là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề thứ tư: 8 phương hướng cơ bản, bao gồm:

      Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

      Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

      Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

      Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

      Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

      Tám là, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

      Đặc biệt, trong quá trình tổ chức thực hiện các phương hướng cơ bản đó, phải nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn là:

      - Mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển;

      - Giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị;

      - Giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN;

      - Giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN;

      - Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;

      - Giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN;

      - Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế;

      - Giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

      Kể từ khi ra đời năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng, giành được những thắng lợi trong hơn 80 năm qua. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, mỗi Cương lĩnh của Đảng đều có ý nghĩa lịch sử trọng đại và giá trị chỉ đạo thực tiễn to lớn, định hướng cho sự phát triển của đất nước và chỉ đường cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta, qua mỗi kỳ Đại hội Đảng, tư duy nhận thức của Đảng lại được phát triển, quan điểm, đường lối của Đảng từng bước được bổ sung hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của thời đại và thực tiễn đời sống.

6 Chương trình đột phá của thành phố (Từ nay đến năm 2015)

      - Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,

      - Chương trình cải cách hành chính,

      - Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố,

      - Chương trình giảm ùn tắc giao thông,

      - Chương trình giảm ngập nước,

      - Chương trình giảm ô nhiễm môi trường.


Số lượt người xem: 5589    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA