SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
3
3
2
6
9
1
Tin tức sự kiện 06 Tháng Bảy 2011 8:30:00 SA

Về việc xử lý kỷ luật công chức

Từ ngày 05 tháng 07 năm 2011 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 05 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật; việc áp dụng hình thức kỷ luật; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật.

Nghị định này áp dụng đối với công chức quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định những người là công chức.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật:

1/ khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.

2/ Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

3/ Trường hợp công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

a/ Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành.

b/ Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới.

Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.

4/ Thái độ tiếp thu, sữa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.

5/ Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức trong các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.

6/ Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức xử lý kỷ luật.

7/ Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình xử lý kỷ luật.

Các hành vi bị xử lý kỷ luật:

1/ Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong khi thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.

2/ Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

3/ Vi phạm pháp quy định của pháp luật về phòng, chống tham những; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Số lượt người xem: 7161    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA