SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
3
3
2
7
9
9
Tin tức sự kiện 10 Tháng Năm 2011 9:50:00 SA

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên ở nước 1-5-1930

“Lần đầu tiên, anh em lao – nông nắm tay nhau giữa trận tiền”

            Trong những năm của thập kỷ 80, thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ. Ở Đức, Anh, Mỹ … Có những xí nghiệp có từ 1000, 2000 đến 3000 công nhân. Sự phát triển rất lớn của công nghiệp và quá trình tập trung đã dẫn đến các tổ chức độc quyền. Tình trạng bóc lột giá trị thặng dư của người lao động ngày càng lộ liễu, trắng trợn. Giai cấp tư sản đã không từ bỏ thủ đoạn nào: tăng giờ làm, giảm phúc lợi xã hội, giảm tiền lương … nhằm mục đích sao cho đầy hầu bao, đầy túi tham của chúng. Trong khi đó, đời sống, phúc lợi của người lao động thì bọn chúng dửng dưng: “Sống chết mặt bây tiền thầy bỏ túi”.

            Trước sự bóc lột tàn bạo của bọn chủ tư sản, ngày 1-5-1886, công nhân thành phố Chicago và khắp nước Mỹ đã nổ ra hàng ngàn cuộc bãi công với hàng trăm ngàn người tham gia làm tê liệt nhiều ngành hoạt động trong khắp nước Mỹ. Bọn tư sản cầm quyền lúc bấy giờ đã dùng súng đạn đàn áp dã man các cuộc đình công, biểu tình làm chết và bị thương nhiều công nhân. Lịch sử ngày 1-5 là lịch sử đẫm máu và vô cùng oanh liệt của giai cấp công nhân thế giới, đã nêu cao tấm gương sáng chói, bất khuất kiên cường, là một tiếng vang lớn. Đó còn là ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân, ngày đoàn kết quốc tế của những người lao động và trở thành ngày Quốc tế Lao động 1-5.

            Ở Việt Nam, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930, thì đến ngày 1-5-1930, lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Lịch sử còn ghi lại diễn biến ngày kỷ niệm Quốc tế Lao động đầu tiên ở nước ta như sau: các thành phố và các tỉnh như Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Vinh, Nghệ An, Long Xuyên… đã tung bay lá cờ đỏ búa liềm, truyền đơn cách mạng trong làn sóng biểu tình, mit-tinh. Đặc biệt tại các nhà máy xe lửa Tràng Thi, Nhà máy cưa, nhà máy diêm Bến Thuỷ, hàng nghìn thợ thuyền cùng sát cánh với nông dân ngoại thành đòi ngày làm việc 8 giờ, giảm sưu thuế. Bảo tàng cách mạng Việt Nam còn lưu giữ lá cờ đỏ búa liềm có hàng chữ “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm” được treo trên nhà máy Bến Thủy. Báo “Người Lao Khổ” của Khu bộ Vinh – Bến Thuỷ mấy hôm sau, viết rằng: “Lần đầu tiên, anh em lao – nông nắm tay nhau giữa trận tiền”. Đó là điểm bắt đầu cho cả cao trào 1930 – 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh.

            Ngày 1-5-1938, trong thời kỳ mặt trận dân chủ, tại khu vực đấu xảo ở Hà Nội (Cung Văn hoá Lao động ngày nay), Đảng ta đã tổ chức cuộc mit-tinh lớn bậc nhất trước cách mạng tháng Tám ở một thành phố có tới 25.000 ngườì tham gia. Đại diện mọi tầng lớp thợ thuyền và lao động Hà Nội, đứng theo hàng ngũ chỉnh tề và hát quốc tế ca, hô vang các khẩu hiệu cách mạng, chống chiến tranh đế quốc…

            Ngày Quốc tế Lao động 1-5 đã khắc sâu trong tim các chiến sĩ cách mạng khi bị tù đày. Dù chế độ lao tù khắc nghiệt, các chiến sĩ cách mạng vẫn tổ chức được những lễ kỷ niệm Quốc tế Lao động đơn sơ mà trang nghiêm, giàu ý nghĩa. Trong những dịp như thế bài Quốc tế ca, từ lời thơ phỏng dịch của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã vang lên từ các ngục tối.

            Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước nhà độc lập, ngày 2-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh quy định công nhân, lao động được hưởng lương trong ngày nghỉ Quốc tế Lao động 1-5 hằng năm. Cũng từ đó, ngày 1-5 được coi là một trong những ngày lễ chính thức hàng năm của Nhà nước ta. 


Số lượt người xem: 4377    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA