SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
5
8
0
4
3
2
3
Tin tức sự kiện 16 Tháng Năm 2011 8:20:00 SA

Đề thi tìm hiểu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Chọn câu trả lời đúng nhất đánh chéo (X) vào câu đó. Ví dụ: câu số 1, a là đáp án muốn chọn thì đánh chéo vào a . Sau khi kiểm tra lại thấy b mới đúng thì khoanh tròn     a   , đánh chéo vào  b .

Câu 1: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc:

a- Phổ thông, bình đẳng, tự do và bỏ phiếu kín.

b- Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

c- Phổ thông, dân chủ, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Câu 2: Tuổi để thực hiện quyền bầu cử của công dân là:

a- Đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ và 21 tuổi đối với nam.

b- Đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ và 21 tuổi đối với nam.

c- Đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 3: Công dân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 2, Điều 3 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Điều 2, Điều 3 của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ được:

a- Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không quá hai cấp; nếu đã ứng cử đại biểu Quốc hội thì chỉ được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân một cấp.

b- Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không quá hai cấp; nếu đã ứng cử đại biểu Quốc hội thì không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

c- Cả 2 câu a, b đều sai.

Câu 4: Kể từ ngày niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bỏ phiếu, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân đang đi công tác và những người di cư tự do, đi lao động, làm việc, đi thăm người thân, đi du lịch ở nơi nào thì xuất trình với Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi mới đến Thẻ cử tri hoặc Giấy chứng nhận "Đi bỏ phiếu nơi khác" do Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc do chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân cấp để được ghi tên bổ sung vào danh sách cử tri, tham gia bỏ phiếu ở nơi đó và được tính vào tổng số cử tri ở nơi mới đến. Nếu họ chưa có Thẻ cử tri, Giấy chứng nhận "Đi bỏ phiếu nơi khác" thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mới đến yêu cầu những người này liên hệ với Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc chỉ huy đơn vị nơi lập danh sách cử tri trước ngày niêm yết danh sách cử tri để nhận Thẻ cử tri hoặc Giấy chứng nhận "Đi bỏ phiếu nơi khác" để được bầu cử ở nơi mới đến. Nếu thay đổi nơi cư trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện thì được bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh và đại biểu Quốc hội; thay đổi nơi cư trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp tỉnh thì được bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và đại biểu Quốc hội; thay đổi nơi cư trú đến đơn vị hành chính cấp tỉnh khác thì được bầu đại biểu Quốc hội.

a- Đúng.

b- Sai.

Câu 5: Công dân Việt Nam công tác, lao động, học tập, du lịch, thăm người thân hoặc định cư ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi bốn giờ, thì đến:

a- Uỷ ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú); được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nếu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).

b- Uỷ ban nhân dân cấp huyện xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú); được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nếu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).

c- Cả a và b đều sai.

Câu 6: Việc xoá tên người trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định tại Điều 31 của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện như sau:

a- Người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị chết, thì Uỷ ban bầu cử cùng cấp, quyết định xoá tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

b- Người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị chết, thì Hội đồng bầu cử, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, quyết định xoá tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

c- Người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị chết, thì Uỷ ban bầu cử, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, quyết định xoá tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Câu 7: Các tổ chc phụ trách bu cử đại biu Quc hội bao gồm:

- Hội đồng bầu cử ở Trung ương;

- Uỷ ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử;

- Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu.

a- Đúng.

b- Sai.

Câu 8: Kinh phí vận động bầu cử do ngân sách nhà nước cấp từ kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức và kinh phí phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

a- Đúng.

b- Sai.

Câu 9: Việc tổ chức để những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện quyền vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách những người ứng cử và kết thúc....

a- Bảy mươi hai giờ trước giờ bỏ phiếu.

b- Bốn mươi tám giờ trước giờ bỏ phiếu.

c- Hai mươi bốn giờ trước giờ bỏ phiếu.

Câu 10: Người ứng cử được tiến hành hình thức vận động bầu cử thông qua việc:

a- Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri do Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương nơi mình ứng cử tổ chức; trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng; gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác.

b- Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương nơi mình ứng cử tổ chức; trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng; gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác.

c- Gặp gỡ, tiếp xúc và tặng quà cho cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri do Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương nơi mình ứng cử tổ chức; trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng; gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác.

Câu 11: Khi c tri viết phiếu bu, không ai đưc xem, k c thành viên T bu cử. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhim đóng du “đã bỏ phiếu” vào thcử tri.

a- Đúng.

b- Sai.

Câu 12: Thẻ cử tri của công dân do:

a- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương nơi cư trú ký tên và đóng dấu. Thẻ cử tri của công dân ở đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị ký tên và đóng dấu.

b- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú ký tên và đóng dấu; đối với những nơi không có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thì do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ký tên và đóng dấu. Thẻ cử tri của công dân ở đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị ký tên và đóng dấu.

c- Cả 2 câu a, b đều đúng.

Câu 13: Những phiếu bầu sau đây là phiếu hợp lệ:

a- Phiếu bầu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát, có dấu của Tổ bầu cử; Phiếu bầu đủ hoặc ít hơn số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu.

b- Phiếu bầu gạch tên ứng cử viên không được tín nhiệm bằng cách gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang, nhưng phải gạch hết họ và tên.

c- Cả a và b

Câu 14: Những phiếu bầu sau đây là phiếu không hợp lệ:

a- Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát; Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử; Phiếu để số người được bầu ít hơn số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu; Phiếu gạch, xoá hết họ, tên những người ứng cử; Phiếu ghi tên người ngoài danh sách những người ứng cử; phiếu có viết thêm; phiếu gạch vào khoảng cách giữa họ và tên hai ứng cử viên; phiếu khoanh tròn họ và tên ứng cử viên.

b- Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát; Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử; Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu; Phiếu gạch, xoá hết họ, tên những người ứng cử; Phiếu ghi tên người ngoài danh sách những người ứng cử; phiếu có viết thêm; phiếu gạch vào khoảng cách giữa họ và tên hai ứng cử viên; phiếu khoanh tròn họ và tên ứng cử viên.

c- Phiếu ghi tên người ngoài danh sách những người ứng cử; phiếu có viết thêm; phiếu gạch vào khoảng cách giữa họ và tên hai ứng cử viên; phiếu khoanh tròn họ và tên ứng cử viên.

Câu 15: Khi đã hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu mà chưa kịp bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu.

a- Đúng.

b- Sai.

Câu 16: Có bao nhiêu người tham gia cuộc thi này?

Có …………… người.

(đình kèm Đề thi)

(Tài liệu tham khảo)

 


Số lượt người xem: 4053    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA