SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
4
8
6
2
8
6
Tin tức sự kiện 23 Tháng Ba 2011 9:45:00 CH

Tiến tới bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2011-2016

            Mục đích, ý nghĩa của cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016:

       - Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2011 -2016 là sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, được tổ chức trong thời điểm có nhiều thuận lợi, cả nước đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, với những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

       - Cuộc bầu cử lần này là đợt vận động và sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong nhân dân thành phố để bầu ra những người đại biểu ưu tú, đại diện cho nhân dân tại Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; bầu ra các đại biểu đại diện cho nhân dân tại Hội đồng nhân dân thành phố; xã, thị trấn – cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong nhiệm kỳ 2011 – 2016.

            Nguyên tắc của việc bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân:

            Căn cứ theo Điều 1 của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc: Phổ thông, Bình đẳng, Trực tiếp và Bỏ phiếu kín.

            - Nguyên tắc phổ thông được hiểu là phổ thông đầu phiếu để bảo đảm cho mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

- Nguyên tắc bình đẳng là nhằm bảo đảm mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau khi tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Theo nguyên tắc này thì mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở một nơi cư trú và mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu.

- Nguyên tắc trực tiếp có nghĩa là công dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình thông qua lá phiếu bầu bằng việc tự mình đi bầu cử và tự mình bỏ lá phiếu vào hòm phiếu chứ không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay mình.

- Nguyên tắc bỏ phiếu kín là nhằm bảo đảm tính khách quan trong việc lựa chọn của cử tri. Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai hoặc không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên của các tổ chức phụ trách bầu cử; không ại được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Ngày bầu cử và Cơ quan có quyền quyết định việc hoãn ngày bầu cử:

- Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 được tiến hành vào ngày Chủ nhật, 22 tháng 5 năm 2011.

- Trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định thì Tổ bầu cử phải kịp thời báo cáo Ban bầu cử để đề nghị Ủy ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định.

Thời gian bỏ phiếu:

- Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối.

            - Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá mười giờ đêm.

            Thông tin: Về việc thành lập các Tổ phục vụ công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa VIII

            Căn cứ Kế hoạch số 01/KH-UBBC ngày 16/02/2011 của Ủy ban bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố khóa VIII và Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 08/3/2011 của UBND quận 11 về Tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố khóa VIII, Ủy ban Nhân dân Quận vừa ban hành Quyết định số 168/QD9-UBND ngày 09/3/2011 về việc thành lập 5 Tổ phục vụ công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố khóa VIII, gồm:

            - TỔ TUYÊN TRUYỀN: do Ông Đào Thanh Uyên, Trưởng ban Tuyên giáo làm Tổ trưởng.

            - TỔ TỔNG HỢP – TỔ CHỨC BẦU CỬ: do Ông Nguyễn Hải Vân, Trưởng Phòng Nội vụ làm Tổ trưởng.

            - TỔ KIỂM TRA: do Ông Nguyễn Thanh Trí, Trưởng Ban Tổ chức Quận ủy làm Tổ trưởng.

            - TỔ BẢO VỆ BẦU CỬ: do Ông Nguyễn Văn Nhà, Trưởng Công an Quận làm Tổ trưởng.

            - TỔ HẬU CẦN: do Ông Vương Tái Phước, Phó Chủ tịch UBND quận làm Tổ trưởng.

            Các Tổ có nhiệm vụ lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch trong phạm vi công việc do Tổ phụ trách theo chỉ đạo của Thành phố.


Số lượt người xem: 5440    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA