Năm Canh Dần 1890, ngày 19 tháng 5, cậu bé Nguyễn Sinh Cung, sau ngày là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, người sáng lập, tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, ra đời tại quê ngoại, thôn Hoàng Trù, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là một vĩ nhân, Người dã tác động và thúc đẩy lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới tiến lên phía trước trong quá trình phát triển của nhân loại.
Năm 1990, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết kỷ niệm và kêu gọi các nước thành viên tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh vị Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh.
Năm Nhâm Dần 1902, cậu Nguyễn Sinh Cung, sau khi mẹ mất tại Huế, về sống nơi sinh quán với bà ngoại. Không lâu, Nguyễn Sinh Xin, em ruột, cũng mất, thân phục là Nguyễn Sinh Huy đỗ Phó bảng (1901). Năm sau (1902), gia đình của cậu chuyển về quê nội ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bấy giờ, Nguyễn Sinh Cung 12 tuổi đã bắt đầu muốn hiểu biết về xã hội, về đất nước mình.
Năm Giáp Dần 1914, Người đón giáo thừa ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh. Tại đảo quốc sương mù này, tháng giêng năm Giáp Dần ấy, Người đến làm thuê ở khách sạn DrayTơn Coóc, rồi sau đó là Cáclơtơn… Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, với tên Nguyễn Tất Thành, từ nước Anh, Người gửi thư cho cụ Phan Chu Trinh ở Pa-ri (Pháp). Tuy làm nhiều công việc cực nhọc để kiếm sống, Người vẫn sắp xếp thời gian học tiếng Anh, và quyết định khi chiến tranh kết thúc thì trở lại Pháp hoạt động. Và đến lúc đó, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã trở thành một lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc và là một chiến sĩ của Quốc tế Cộng sản.
Năm Bính Dần 1926, tại Quảng Châu (Trung Quốc), ngày Mồng một Tết Bính Dần (1926), Người khai bút, viết thư cho Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, đề nghị gửi tài liệu để phục vụ tập san “Nông dân” sắp ra mắt.
Mồng hai Tế năm ấy, Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Quốc dân Đảng Trung Quốc đã mời một nhà cách mạng Việt Nam tên là Vương Đạt Nhân đến phát biểu ý kiến. Vương Đạt Nhân đã tố cáo thực dân Pháp đàn áp nhân dân Việt Nam, phá hoại cách mạng Trung Quốc… và kêu gọi: “Cùng nhau liên hiệp lại, không phân biệt nước nào, dân tộc nào… tất cả hãy đứng lên chống kẻ thù chung…” Vương Đạt Nhân ấy chính là Nguyễn Ái Quốc, là Bác Hồ của chúng ta. Cũng tại đây, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, gieo hạt giống đỏ cho cách mạng Việt Nam, đào tạo trên 200 cán bộ lãnh đạo phong trào. Nhiều học trò của Người mà tên tuổi đã đi vào lịch sự dân tộc như: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Hồng Phong, Phạm Văn Đồng…
Người là giảng viên chính của các lớp huấn luyện. Các bài giảng của Người trong các năm 1925, Ngày nay, Đảng ta đang phát triển “Đường Kách mệnh” của Người lên một đỉnh cao mới đầy sáng tạo.
Năm 1926, vừa là Tổng Biên tập, vừa là phóng viên báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, do Người thành lập tháng 6/1925, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo của Người, báo Thanh niên đã có vai trò to lớn trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập báo Thanh niên, đồng thời là người sáng lập nền báo chí cách mạng nước ta…
Năm Mậu Dần 1938, đón xuân trên đất nước Liên Xô từ năm 1934 đến 1938, Người học tại trường Quốc tế Lênin mang tên Linốp, bí danh Lin, số hiệu sinh viên 375, sinh hoạt nghiên cứu ở nhóm tiếng Pháp; dịch tài liệu cho Phòng Đông Dương của “Viện các vấn đề dân tộc thuộc địa”. Tháng 10/1938, Người từ Liên Xô lên xe lửa đến Trung Quốc với một chứng minh thư trung Quốc mang tên Hồ Quang, cấp bậc thiếu tá Bát lộ quân, rồi từ đó, tiếp cận với Tổ quốc mình để sẽ về nước, tạo ra tình thế cách mạng giành độc lập cho dân tộc. Ngày 20/06/1940, Thủ đô Pa-ri của nước Pháp bị thất thủ. Đang ở Công Minh (Vân Nam, Trung Quốc), Người quyết định về hẳn trong nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Và ngày 08/02/1941, Người đã về đến Tổ quốc.
Năm Canh Dần 1950, sau chiến thắng Tây Bắc (2/1950), ta mở Chiến dịch Biên giới. Người trực tiếp quan sát và chỉ huy đánh vào Đông Khê, nhử địch vào tròng rồi khép vòng lưới thép. Chiến dịch Biên giới thắng lợi rực rỡ. Ta giải phóng dải biên cương Việt – Trung dài 750km, phá tan hành lang chiến lược và thế bao vây của giặc Pháp.
Năm Nhâm Dần 1962, miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã qua một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội III của Đảng, kế hoạch 5 năm lần thứ 1, phong trào thi đua diễn ra sôi nổi trên tất cả các lĩnh vực và cả trong toàn quốc; ở miền Nam, đế quốc Mỹ và tay sai đã chịu nhiều thất bại thảm hại; Người có “Thơ mừng năm mới”, như một luồng gió mát, trong lành, làm cho mọi người càng thêm phấn khởi:
“Năm Dần, mừng xuân thế giới,
Cả năm châu phấp phới cờ hồng.
Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi
Bốn mùa hoa Duyên Hải, Đại Phong,
Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới,
Sức triệu người hơn sóng biển Đông.
Chủ nghĩa xã hội càng thắng lợi,
Hòa bình thống nhất quyết thành công.”
Bài thơ 8 câu phơi phới niềm vui của đất nước vào xuân. Và triển vọng ngày khải hoàn toàn thắng mở ra trước mắt quân và dân ta.
Thực hiện Lời thơ chúc Tết năm ấy và các năm tiếp theo, mùa Xuân Ất Mão 1975, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.