SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
3
3
7
9
2
1
Tin tức sự kiện 10 Tháng Hai 2010 9:20:00 SA

“BÁC HỒ” TÊN GỌI TRÌU MẾN NHẤT, THIÊNG LIÊNG NHẤT

         Hiếm thấy trong lịch sử có con người nào mà tên tuổi và sự nghiệp gắn bó với vận mệnh của cả một dân tộc, một đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể tìm thấy hình ảnh Người trong từng hơi thở của mỗi người dân và cũng có thể tìm thấy số phận mỗi người dân trong từng ý nghĩ của Người. “Bác Hồ”, đó là tên gọi trìu mến nhất, thiêng liêng nhất mà cả dân tộc đã dành để gọi vị lãnh tụ kính yêu của mình. Không có khoảng cách nào giữa một người dân bình thường với lãnh tụ lại được rút ngắn như vậy. Từ lâu Bác đã trở thành lẽ sống không thể thiếu được trong đời sống chính trị và tinh thần của đất nước. Người là một cá nhân nhưng Người cũng thành tất cả.

       Đã có biết bao nhiêu người anh hùng trước giờ phút hy sinh đã hô lớn “Hồ chủ tịch muôn năm” “Bác Hồ muôn năm”. Lời hô giản dị và tha thiết ấy trước kẻ thù trên nhiều pháp trường đã vang lên như một lời thề, thể hiện khí phách “tận trung với nước, tận hiếu với dân” của người chiến sĩ cách mạng. Đó cũng là niềm mong mỏi da diết, là lời cầu chúc của người chiến sĩ cách mạng đối với Bác. Người sắp hy sinh cầu chúc cho Bác mãi mãi mạnh khỏe, sống lâu. Người sống cũng luôn khao khát Bác trường sinh cùng với dân tộc, đất nước.
       Lúc sinh thời Người rất coi trọng “Lời nói đi đôi với việc làm” và rất ghét lãng phí, tham ô, hối lộ, bè cánh, quan liêu, xa rời thực tế và bệnh hình thức. Tự bản thân mình, Người sống đúng theo nguyên tắc cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư và luôn luôn làm gương cho mọi người noi theo. Sự bình dị nơi con người vĩ đại khiến Người càng thêm vĩ đại.
       Trong cuốn Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc, trong 23 điều phải có về tư cách của người cách mệnh thì điều thứ 10 là “Nói thì phải làm”. Điều thứ 10 này đã được nhấn mạnh bằng mệnh lệnh. Trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc” (1947) quan hệ phải có giữa nói và làm được khẳng định thông qua quan hệ phải có giữa “lý luận và thực hành”. Giữa nói và làm, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vào “làm”. Hồ Chí Minh đặt cao yêu cầu “làm gương” cho mọi người noi theo: “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền (HCM toàn tập, tập 1 tr 253).
       Trong buổi lễ míttinh sáng ngày 1/9/2009 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người của những quyết định lịch sử đã tạo nên. Hai mươi bốn năm sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào cõi vĩnh hằng và để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta một bản di chúc thiêng liêng, bất hủ. Có lẽ trong thời đại chúng ta, sau cái chết của Lênin, chưa có sự ra đi nào lại gây chấn động lớn đối với loài người tiến bộ như sự ra đi của Bác. Khi Đài phát thanh vừa đưa tin, đất trời như ngưng lại trong một nỗi đau khôn xiết và cái cảm giác trống vắng như bao phủ lên toàn bộ đất nước.
        Bác ra đi và cuộc đời mới của Bác lại được bắt đầu, được tái sinh trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân làm hết sức mình để thực hiện tốt hơn nữa di chúc của Người, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Số lượt người xem: 3525    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Thông điệp Tay chân miệng 2015
  • Thông điệp Sốt xuất huyết 2015
Tìm kiếm