SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
3
2
9
5
1
0
Tin tức sự kiện 06 Tháng Mười 2010 3:25:00 CH

Nhớ lại Ngày Nam Bộ Kháng chiến là “Uống nước nhớ nguồn”

 

Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, ngày 23 tháng 9 năm 1945 là dấu ấn ghi đậm truyền thống hào hùng: ngày toàn Nam bộ Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp. Đến nay, đã 65 năm rồi, kể từ ngày 23/9/1945, tiếng súng quật khởi từ Nam bộ kháng chiến còn vang vọng đến hôm nay!
Chỉ 2 ngày sau tiếng súng của Nam bộ kháng chiến, ngày 25/9/1945, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn - Gia Định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã nhất tề đứng dậy giành chính quyền từ tay giặc Nhật. Quân đội Anh, được lực lượng đồng minh phân công vào miền Nam giải giáp quân Nhật. Thực dân Pháp cũng thừa cơ hội ấy muốn chiếm lại Sài Gòn. Người Sài Gòn – Chợ Lớn - Gia Định, với quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, dù trang bị rất kém so với kẻ thù, đã anh dũng đứng lên, quyết liệt đánh trả, đốt kho súng của địch, phát huy lối đánh du kích, kìm chân địch trong thành phố, để nông thôn miền Nam và cả nước có thời gian chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài.
Tinh thần bất diệt của Nam bộ kháng chiến là tinh thần quật khởi, tiếp nối truyền thống yêu nước hơn 4.000 năm của dân tộc trong chiến tranh giữ nước, dùng vũ lực kháng vũ lực, cần nổ súng khi phải nổ súng. Lời thơ của Bác Hồ, vang dội: “Già nào, trẻ nào! kẻ có súng, dùng súng, kẻ có dao dùng dao! Thấy Nhật cứ chém phứa! Thấy Tây cứ chặt nhào! Đó là quyết tâm cháy bỏng, khao khát giết giặc như thời Trần, thề “Sát thát” cho Tổ quốc quyết sinh!
Ngày nay, nhớ về Nam bộ kháng chiến là nhớ lại ngày tháng hào hùng của thế hệ đi trước. Có những ngày tháng hào hùng, sự hy sinh cao cả của những thế hệ cha ông, chúng ta mới có được độc lập, tự do, hạnh phúc của ngày hôm nay. Nhớ cũng là một thái độ hành động! Nhớ về Ngày Nam bộ kháng chiến là “Uống nước, nhớ nguồn”.

Số lượt người xem: 3865    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Thông điệp Tay chân miệng 2015
  • Thông điệp Sốt xuất huyết 2015
Tìm kiếm